Khối Nhỡ

Cập nhật lúc : 08:14 26/09/2016  

VĂN HỌC THƠ "TRĂNG SÁNG "

I.Mục đích - yêu cầu :

 1.Kiến thức:

   -  Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả .

   - Trẻ  thuộc bài thơ, hiểu nội dung bài thơ.

 2.Kỹ năng:

   - Dạy trẻ kĩ năng đọc thơ diễn cảm , biết nhấn mạnh, ngắt nghỉ theo nhịp .

   - Rèn trẻ khả năng chú ý, ghi nhớ có chủ định.

   - Phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

 3.Thái độ:

   - Trẻ hứng thú tham gia đọc thơ.

   - Giáo dục trẻ yêu thiên nhiên

II.Chuẩn bị :

 1. Đồ dùng của cô:  - Tranh minh họa bài thơ.

                                - Đầu đĩa, băng nhạc.

 2. Đồ dùng của trẻ: - Đèn lồng đủ cho mỗi trẻ.

 3. Địa điểm:            - Trong lớp

III.Tổ chức thực hiện :

Hoạt động 1: Ổn định tổ chức:

 - Cho trẻ hát bài : “Rước đèn dưới ánh trăng”

 * Trò chuyện:

 - Các con vừa hát bài gì?

 - Vào những đêm rằm tháng tám khi nhìn lên bầu trời các con thường thấy gì ?

 - Có một bài thơ rất hay cũng viết về ánh trăng tròn vào  những đêm rằm. Đó là nội dung bài thơ:"Trăng sáng " của tác giả Trần Đăng Khoa sáng tác đấy, các con hãy chú ý lắng nghe cô đọc bài thơ này nhé !

 Hoạt đông 2: Hướng dẫn hoạt động:

1. Đọc thơ cho trẻ nghe:

 - Cô đọc lần 1 : Cô đọc thơ diễn cảm

 - Cô đọc lần 2 : Cô đọc thơ kết hợp sử dụng tranh minh họa.

2.Trích dẫn - đàm thoại - làm rõ ý:

 - Cô vừa đọc bài thơ gì ?Bài thơ do ai sáng tác?

 - Bài thơ nói về cái gì các con?

 *Cô đọc: “ Sân nhà……sáng ngời”

 -Trăng tròn như cái gì?

 *Cô đọc: Trăng tròn …... không rơi”

 Giải thích từ khó: Các cháu có biết lửng lơ là như thế nào ko?

Bây giờ các cháu xem cô thổi xà phòng long bóng nhé!

Các cháu xem long bóng bay như thế nào?

À đúng rồi, nó bay lơ lửng lưng chừng ko cao không thấp. lửng lơ là trạng thái lưng chừng như xà phòng long bóng.

  - Trăng khuyết giống cái gì các con?

 * Cô đọc: “ Những hôm…...đi chơi”

3. Dạy trẻ đọc thơ:

 - Cho trẻ đọc theo cô theo hình thức cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân( cô chú ý sửa sai lỗi trong phát âm cho trẻ) kết hợp làm điệu bộ minh họa.

4. Trò chơi: " Rước đèn"

- Cô cho cả lớp đứng dậy hát và vận động theo nhịp bài hát “ Rước đèn dưới ánh trăng”. Trẻ vừa hát vừa chơi rước đèn xung quanh lớp.

* Củng cố: Hôm nay cô tập cho các con bài thơ gì? Do ai sáng tác?

Hoạt động 3: Kết thúc:

 - Cô nhận xét, động viên và khen trẻ

                                            

                               

 

 

 

 

 

 

 

Các tin khác