Khối Nhỡ

Cập nhật lúc : 15:26 27/12/2018  

KHÁM PHÁ XÃ HỘI ĐỀ TÀI: TRÒ CHUYỆN VỀ MỘT SỐ NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở ĐỊA PHƯƠNG.

I. Mục đích - yêu cầu:

 1. Kiến thức:

- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, ý nghĩa của  một số nghề truyền thống ở địa phương như nghề: Làm nem chua, đan nón, làm bánh lọc.

- Trẻ biết một số đặc điểm đặc trưng của nghề, biết hoạt động chính của nghề, dụng cụ sản phẩm của nghề đó.

 2. Kỹ năng:

- Phát triển sự nhanh nhẹn và khả năng tư duy của trẻ

3. Thái độ:

- Giáo dục trẻ biết yêu mến, kính trọng các người làm nghề truyền thống ở địa phương.

II. Chuẩn bị:

1. Đồ dùng của cô:

- 1 Đĩa CD về các nghề truyền thống ở địa phương. Ti vi, đầu DVD, đĩa nhạc.

- Tranh cô thợ đan nón lá.

- Tranh các cô chú đang làm nghề đan lát.

- Tranh chú thợ đang đúc đồng.

2. Đồ dùng của trẻ:

- Lô tô tranh các nghề nón, đúc đồng, đan lát đủ cho mỗi trẻ.

III. Tổ chức thực hiên:

Hoạt động 1: Ôn định tổ chức

Cho trẻ đọc bài đồng dao: “ Nón này nón lá”

 “ Nón này nón lá, mua ở chợ xa. Đem về biếu bà, để bà đội nắng. Bà có đi vắng, bé mượn đội nhờ”

- Các con vừa đọc bài đồng dao gì?

- Bài đồng dao nói về cái gì?

- Cái nón là sản phẩm của nghề gì?

- Nghề đan nón là nghề truyền thống của địa phương mình đấy các con ạ.

Nghề truyền thống là nghề được truyền từ đời này sang đời khác, từ thế hệ này qua thế hệ khác các con đã hiểu chưa.

- Hôm nay cô cháu mình sẽ cùng trò chuyện về một số nghề truyền thống ở địa phương nhé.

Hoạt động 2: Hướng dẫn hoạt động.

1. Trò chuyện về một số nghề truyền thống ở địa phương :

* Nghề đan nón lá:

- Hôm nay cô và các con sẽ cùng du lịch qua màn ảnh nhỏ, tham quan các làng  nghề truyền thống của quê hương thành phố Huế yêu dấu.

- Đầu tiên chúng mình sẽ đến với làng nón Phú Cam trên con đường Nguyễn Trường Tộ của phường Phước Vĩnh, thành phố Huế.

- Cô bật video về nghề đan nón.

- Nguyên vật liệu để làm ra những cái nón là gì?

- Để làm nên cái nón gồm những công đoạn nào

* Cô tóm lại: Từ nan nứa được các bác thợ vót nhỏ, uốn vành làm thành khung. Lá được ủi nhiều lần thật phẳng, thật láng. Sau đó dùng lá nón xếp lên từng lớp, rồi dùng kim khéo léo may lại thành chiếc nón. Người thợ đính cái soài bằng chỉ màu rất đẹp vào chóp nón. Sau đó mới phủ dầu nhiều lần, đem phơi đủ nắng để thành nón bóng láng và giữ được bền.

- Cái nón dùng để làm gì?

- Đúng rồi cái nón dùng để che nắng, che mưa khi chúng ta đi ra ngoài trời. Vậy khi sử dụng các con phải như thế nào?

* Nghề đúc đồng :

- Cô cháu mình sẽ đến với làng nghề thứ 2 là :  nghề đúc đồng ở Phường Đúc thành phố Huế.

- Cô bật video về nghề đúc đồng.

- Chú thợ đang làm gì?

- Thế chú thợ đang làm việc ở đâu ?

- Chú thợ đã làm ra được những gì nào?

- Để đúc ra được thau, nồi thì cần phải có gì ? Phải làm như thế nào ?

* Cô tóm lại : Để tạo ra một sản phẩm đúc ưng ý và hoàn hảo, Các chú thợ phải trải qua rất nhiều công đoạn. Đầu tiên là chọn nguyên vật liệu ( đồng đỏ hoặng đồng vàng). Sau đó tạo mẫu, tạo khuân đúc, rồi nung khuân và nấu đồng, rót khuân, sửa nguội ( các chú thợ tiến hành chạm khảm hoa văn, đánh bóng, lấy màu theo yêu cầu) thế là được sản phẩm hoàn thiện.

* Nghề đan lát:

- Bây giờ các con cùng cô về thăm làng Bao La xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền ven bờ bắc trung lưu sông Bồ để xem nghề truyền thống ở đây là gì nhé!

- Cô bật video về nghề đan lát cho trẻ quan sát.

-  Cô và các con vừa xem hình ảnh của nghề gì?

- Nghề đan lát được làm phổ biến ở đâu?

- Nghề đan lát tạo ra những sản phẩm gì?

- Các con đã thấy rổ rá bằng tre chưa?

- Rổ rá dùng để làm gì?

* Cô tóm lại : Nghề đan lát là nghề nổi tiếng ở làng Bao La xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, Nguyên vật liệu chính là tre và từ đôi bàn tay khéo léo của các cô chú đã tạo nên những vật dụng rất hữu ích cho cuộc sống chúng ta.

Giáo dục: Cho trẻ biết các làng nghề truyền thống vô cùng có ý nghĩa bởi nó làm nên nét đẹp riêng, đặc trưng riêng của từng vùng miền. Ngoài ra nó còn tạo việc làm cho rất nhiều người dân nữa đấy. Vì vậy các con phải biết yêu mến, kính trọng các người làm nghề truyền thống ở địa phương nhé!

2. Mở rộng:

- Hôm nay cô và các con trò chuyện về những nghề truyền thống nào. Ngoài những nghề truyền thống trên các con còn biết những nghề nào nữa? ( Cho trẻ xem trên màn hình ti vi như nghề: liễn làng Chuồn, Tranh làng Sình, nghề làm hoa giấy Thanh Tiên, nghề gốm Phước Tích…)

3. Luyện tập: “ Chọn nhanh chọn đúng”

- Cô nói tên nghề, dụng cụ hoặc sản phẩm của nghề đó. Thì trẻ nhanh chóng chọn tranh lôtô và nói tên nghề đó đưa lên.

- Cô theo dõi và hướng dẫn trẻ chọn đúng.

4.Trò chơi: “Về đúng nghề”

- Cô giải thích luật chơi và cách chơi: Cô có 3 bức tranh của 3 nghể ( Đan nón lá, đúc đồng, đan lát) để 3 góc. Cho trẻ chọn 1 tranh lô tô về nghề trẻ thích. Cô bắt 1 bài hát trẻ vừa đi vừa hát, khi nghe hiệu lệnh tìm về đúng nghề, trẻ có tranh lô tô nghề gì thì tìm về đúng nghề đó. Ai về sai thì phạt nhảy lò cò.

- Cô cho trẻ chơi 2 – 3 lần

Hoạt động 3: Kết thúc hoạt động

- Nhận xét tuyên dương

- Cho trẻ hát bài: “ Rềnh rềnh ràng ràng”  và nghỉ./.

Các tin khác