Khối Nhỡ

Cập nhật lúc : 15:35 01/02/2018  

LÀM QUEN VĂN HỌC ĐỀ TÀI: THƠ: “TẾT ĐANG VÀO NHÀ”

I. Mục đích- yêu cầu:

1. Kiến thức:

 - Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả. Trẻ thuộc và đọc diễn cảm bài thơ.

2. Kỹ năng:

 - Phát triển ngôn ngữ: Đọc thơ mạch lạc, rõ ràng.

 - Phát triển khả năng ghi nhớ có chủ định cho trẻ.

3. Thái độ:

- Giáo dục trẻ biết yêu quý và giữ gìn phong tục, tập quán của dân tộc ta trong ngày tết cổ truyền.

II. Chuẩn bị:

* Đồ dùng của cô:

- Tranh minh hoạ phù hợp với nội dung bài thơ: “Tết đang vào nhà”

- Tivi, đầu video

* Đồ dùng của trẻ:

- 2 bộ tranh rời theo nội dung bài thơ.

- 2 tấm bảng đa năng

* Địa điểm: Trong lớp học.

III. Các hoạt động:

Hoạt động 1: Ổn định tổ chức

- Cho trẻ hát bài: “sắp đến tết rồi”

* Trò chuyện:

- Các con vừa hát bài gì?

- Sắp đến tết thì mọi người thường làm gì?

- Trong không khí rộn ràng của ngày tết đến, mọi người thường đi mua sắm và sửa sang lại nhà cửa để đón tết. Hôm nay, cô cũng có một bài thơ rất hay nói về một bạn nhỏ cũng đang trong tâm trạng đón chờ tết. Đó là bài thơ : “ Tết đang vào nhà” của chú Nguyễn Hồng Kiên các con hãy cùng lắng nghe nhé!

Hoạt động 2: Hướng dẫn hoạt động.

1. Đọc thơ diễn cảm:

- Lần 1: Cô đọc diễn cảm trọn vẹn bài thơ cho trẻ nghe.

- Hỏi trẻ tên bài thơ, tên tác giả.

- Lần 2: Cô đọc thơ kết hợp cho trẻ xem tranh.

2. Trích dẫn – đàm thoại:

- Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? Bài thơ do ai sáng tác?

-  Trong bài thơ nói về điều gì?

- Trong bài thơ nhắc đến loài hoa gì đặc trưng cho ngày tết?

+ Đoạn 1: 4 Câu đầu: “ Hoa đào………cánh trắng”

- Mọi người trong nhà làm gì để chuẩn bị đón tết?

+ Đoạn 2: 4 câu tiếp theo: “ Sân nhà………….câu đố”

- Tết đến thì mọi người và cảnh vật như thế nào?

+ Đoạn 3: 3 câu cuối: “ Tết đang…………….nở hoa”

* GTTK: Trước ngỏ: Đường vào nhà.

                 Sáng hồng: Màu hồng tươi

                 Đầy nắng: Nắng chiều

- Các con có thích tết không? Vì sao?

* Giáo dục: Ngày tết là ngày đoàn tụ gia đình, mọi người trong gia đình xum họp, quay quần bên nhau. Ở miền bắc thì có hoa đào, miền nam có hoa mai, có nhà còn treo câu đối đỏ….và đó chính là truyền thống tốt đẹp từ ngày xưa đến nay của người VN vẫn còn giữ gìn và yêu quý về truyền thống này.

3. Luyện tập:

- Cô đọc từng câu thơ cho trẻ đọc theo( 1 lần)

- Sau đó cho trẻ đọc cả bài thơ, cả lớp đọc (1- 2 lần).

- Cho trẻ đọc từng nhóm (3 tổ, nhóm nam, nhóm nữ) đọc thơ (Cô lắng nghe và sửa sai cho trẻ).

- Mời một nhóm vài trẻ lên đọc thơ.

- Mời cá nhân lên đọc thơ.

- Cho cả lớp đọc lại(1lần)

- Củng cố: Hỏi trẻ tên bài thơ, tên tác giả.

4. Trò chơi: “Đọc thơ cùng tranh”

- Cách chơi: Chia lớp thành 2 đội thi đua với nhau, tìm và dán tranh minh họa theo trình tự nội dung của bài thơ.

- Luật chơi: Đội nào dán nhanh, đúng và đọc thơ diễn cảm hơn sẽ chiến thắng.

- Cho trẻ chơi 2 - 3 lần.

Hoạt động 3: Kết thúc hoạt động.

- Cô nhận xét – tuyên dương.

- Cô cho trẻ hát bài: “ Chúc tết”.

 

Các tin khác