Khối Nhỡ
LÀM QUEN VỚI TOÁN Đề tài: Phân biệt phía trước – sau; trên – dưới của đối tượng.
I. Mục đích - yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết phân biệt phía trước - sau; trên - dưới của đối tượng.
2. Kỹ năng:
- Phát triển khả năng quan sát, tư duy, ghi nhớ, định hướng không gian cho trẻ.
3. Thái độ:
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động.
- Giáo dục trẻ không được đi ra đường một mình, phải có người lớn dắt, đi trên vỉa hè, đi về phía tay phải. phải ngồi ngay ngắn khi bố mẹ chở trên xe máy và phải đội mũ bảo hiểm.
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng của cô:
- 1 chiếc máy bay, 1 chiếc xe ô tô.
- 2 hình búp bê, 2 tấm bảng đa năng, một số hình vẽ đồ chơi .
2. Đồ dùng của trẻ:
- Mỗi trẻ 1 rổ đồ chơi
3. Địa điểm: Trong lớp
III.Tổ chức thực hiện:
Hoạt động 1: Ôn định tổ chức.
- Cho trẻ hát bài: " Ai đúng ai sai”
* Trò chuyện:
- Các con vừa hát bài gì?
- Trong bài hát bạn nào đi đúng , bạn nào đi sai? Vì sao?
- Muốn đi ra đường các con cần phải có ai?
- Vậy khi bố mẹ chở các con ngồi trên xe các con phải như thế nào ?
* Giáo dục: Trẻ không được đi ra đường một mình, phải có người lớn dắt, đi trên vỉa hè, đi về phía tay phải. phải ngồi ngay ngắn khi bố mẹ chở trên xe máy và phải đội mũ bảo hiểm.
Hoạt động 2: Hướng dẫn hoạt động:
1. Ôn xác định tay phải – tay trái:
- Cô hỏi trẻ: Khi đi trên đường chúng ta phải đi về phía tay nào?
- Khi ăn cơm thìa cầm tay nào? Tay nào giữ bát?
- Cô yêu cầu trẻ giơ tay trái, tay phải lên để cô kiểm tra.
2. Dạy trẻ phân biệt phía trước - sau; trên - dưới của đối tượng.
+ Phía trên:
- Lớp mình hôm nay có rất nhiều đồ chơi đẹp, nhưng hôm nay có gì đặc biệt?
- Cô mời 1 trẻ lên đứng ở vị trí giữa lớp bên trên cô đã chuẩn bị một chiếc máy bay. Dưới chân là chiếc xe ô tô.
- Làm thế nào mà con nhìn thấy được chiếc máy bay? ( Phải ngẩn đầu lên)
- Vì sao phải ngẫn đầu lên mới thấy được? ( Vì chiếc máy bay nằm trên cao)
- Vậy chiếc máy bay ở phía nào của các con? ( Phía trên)
- Cô cho trẻ đọc: “ phía trên”.
- Những gì mà ngẫng đầu lên mới thấy được thì gọi là phía trên.
+ Phía dưới:
- Chúng mình có nhìn thấy những đồ chơi dưới chân của mình không?
- Làm thế nào con nhìn thấy những chiếc xe ô tô ở dưới chân của mình?
- Vì sao phải cúi xuống mới nhìn thấy? Vậy đồ chơi ở phía nào của con?
- Cô cho trẻ đọc: “ phía dưới”
- Những gì mà các con phải cúi xuống mới nhìn thấy được thì gọi là phía dưới.
+ Phía sau:
- Cô cho trẻ chơi trò chơi : “ giấu tay”
- Các con có nhìn thấy tay không? Vì sao? Tay ở phía nào?
- Cho trẻ đọc: “ phía sau”
- Khi qua đầu lại các con còn nhìn thấy gì ở phía sau nữa?
- Những gì mà mình phải quay đầu ra đằng sau mới nhìn thấy được thì gọi là:
“ Phía sau”.
+ Phía trước:
-Tay đâu tay đâu? (Tay đây tay đây).
- Các con có nhìn thấy tay của mình không? Vì sao?
- Vậy tay ở phía nào?
- Cho trẻ đọc: “ phía trước”
- Ngoài tay ra các con còn nhìn thấy gì ở phía trước nữa?
- Những gì mà chúng ta nhìn thấy ở trước mặt thì gọi là phía trước.
3. Luyện tập:
- Cô phát cho mỗi trẻ một rổ đựng các đồ chơi và cho trẻ xếp theo yêu cầu của cô. Cô quan sát, gợi hỏi trẻ trong quá trình thực hiện.
4. Trò chơi : “Đội nào giỏi”.
- Cô chia lớp ra làm 2 đội: Đội 1 và đội 2
- Cách chơi: Đội 1: Có nhiệm vụ xếp đồ chơi ở phía trước và phía sau bạn búp bê. Đội 2: Có nhiệm vụ xếp đồ chơi ở phía trên và phía dưới bạn búp bê. Mỗi bạn chỉ được xếp 1 đồ chơi vào vị trí.
- Luật chơi: Thời gian là 1 bài hát nếu đội nào xếp đúng và nhiều hơn đội đó sẽ giành chiến thắng.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 - 3 lần.
- Sau mỗi lần chơi cô kiểm tra và nhận xét .
Hoạt động 3: Kết thúc hoạt động.
- Nhận xét tuyên dương.
- Cho trẻ đọc bài: “ Đường em đi ” và nghỉ.