Khối Nhỡ

Cập nhật lúc : 14:41 21/03/2018  

LÀM QUEN VỚI TOÁN ĐỀ TÀI: ĐO DUNG TÍCH CỦA HAI ĐỐI TƯỢNG

I. Mục đích,  yêu cầu:

 1. Kiến thức:

 - Trẻ biết đo dung tích của hai đối tượng.

 2. Kỹ năng:

 - Rèn kĩ năng so sánh, đo dung tích của hai đối tượng bằng một đơn vị đo

 3. Thái độ:

 - Giáo dục trẻ tìm nơi bóng mát để chơi, không chơi ở những nơi có nắng gắt sẽ bị cảm nắng.

II. Chuẩn bị:

 - Một số chai lọ thủy tinh, 2 cái phễu, ca, ly, thẻ số…

 - Nước, cát, 1 số ca xanh và ca đỏ, thìa đủ cho mỗi trẻ.

III. Tổ chức thực hiện:

 Hoạt động 1: Ổn định tổ chức:

 - Cho trẻ hát bài “Mùa hè đến”

 - Nội dung bài hát nói đến gì?

 - Khi mùa hè đến thì thời tiết như thế nào?

 - Khi trời nắng các con chơi ở đâu?

* Giáo dục: Trẻ biết tìm nơi bóng mát để chơi, không chơi ở những nơi có nắng gắt sẽ bị cảm nắng.

 Hoạt động 2:Hướng dẫn hoạt động :

 1. Ôn nhận biết số lượng 4:

 - Cô có rất nhiều nước đựng trong rất nhiều ca khác nhau. Các con cùng đếm xem cô có bao nhiêu ca nước nhé. Cho trẻ đếm và gắn chữ số tương ứng với số ca đếm được.

 2.  Đo dung tích của 2 đối tượng:

 - Cô muốn đem nước về nhà nhưng không biết đựng ở đâu. Và cô A đã cho cô hai cái chai để đựng nước đấy.

 - Các con có nhận xét gì về hình dạng của hai dụng cụ đựng nước này? (Hình dạng của 2 chai không giống nhau)

 - Nhìn bằng mắt thường các con có thể so sánh được dung tích của hai chai này không?

 - Và bây giờ các con nhìn xem cô dùng cái li này để đo dung tích của hai chai này nhé.

 - Khi cô dùng cái li để đổ nước đầy vào mối chai thì cả hai chai đều chứa được 4 li nước. Mỗi lần đong nước vào chai cô gắn chữ số 4 tương ứng vào mỗi chai.

 - Chúng ta cần bao nhiêu li nước để đong đầy mối chai? (4 li nước)

 - Cô kết luận: hai chai nước có dung tích bằng nhau.

Tiếp theo cô lấy hai chai thủy tinh có dung tích khác nhau. Và tiến hành đong nước vào chai như trên. Sau đó cô hỏi:

 - Số li nước đong vào hai chai như thế nào? (không giống nhau)

 - Số li nước đổ vào chai thứ nhất? (3 li)

 - Số li nước đổ vào chai thứ hai? (4 li)

 - Vì sao có sự khác nhau như vậy?

 - Cô rút ra kết luận: Dung tích của hai chai này không bằng nhau.

 3. Luyện tập

 - Cho trẻ lấy đồ dùng và về 3 tổ

 - Cô cho trẻ tập đong cát bằng thìa vào ca.

 - Khi trẻ đo xong cô cho trẻ nhận xét xem trẻ đong được bao nhiêu thìa cát vào ca xanh và bao nhiêu thìa cát vào ca đỏ.

 4. Trò chơi:  “Bé tập đong nước.”

 - Cô chia trẻ làm hai đội và cho trẻ đong nước vào chai. Bạn đầu tiên chạy lên lấy li múc nước đổ vào chai rồi chạy về đưa li cho bạn thứ hai, bạn thứ 2 chạy lên tiếp tục múc nước đổ vào chai, cứ như vậy cho đến hết. Đội nào đổ nước đầy chai trước thì đội đó thắng cuộc.

 - Cho trẻ chơi 2 lần.

 Hoạt động 3: Kết thúc hoạt động:

 - Cô nhận xét tuyên dương

 - Cho trẻ hát bài “Trời mưa” và nghỉ./.  

Các tin khác