Khối Nhỡ

Cập nhật lúc : 10:31 10/10/2018  

LÀM QUEN VĂN HỌC ĐỀ TÀI: THƠ "ĐÔI MẮT CỦA EM".

I.Mục đích - yêu cầu :

 1.Kiến thức:

   -  Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả .

   - Trẻ thuộc bài thơ, hiểu nội dung bài thơ.

 2.Kỹ năng:

   - Dạy trẻ kĩ năng đọc thơ diễn cảm, biết nhấn mạnh, ngắt nghỉ theo nhịp .

   - Rèn trẻ khả năng chú ý, ghi nhớ có chủ định.

   - Phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

 3.Thái độ:

   - Trẻ hứng thú tham gia đọc thơ.

   - Trẻ biết yêu quý, bảo vệ đôi mắt, giữ gìn vệ sinh các bộ phận trên cơ thể.

II.Chuẩn bị :

 1. Đồ dùng của cô:  - Tranh minh họa bài thơ.

                                - Đầu đĩa, băng nhạc.

 2. Đồ dùng của trẻ: - 2 tranh khuôn mặt( Chưa có các bộ phận)

                                - Các bộ phận cắt rời( Tai, mắt mũi, miệng)

 3. Địa điểm:            - Trong lớp

III.Tổ chức thực hiện :

Hoạt động 1: Ổn định tổ chức:

 - Cho trẻ hát bài : “Rửa mặt như mèo”

 * Trò chuyện:

 - Các con vừa hát bài gì?

 - Bài hát nói về con gì ?

 - Vì sao con mèo không được mẹ yêu?

- Thế buổi sáng các cháu đi học thì phải làm gì nào?

- Để khuôn mặt chúng ta được xinh xắn và sạch sẽ thì các cháu phải thường xuyên rửa mặt nhất là sau khi ngủ dậy và chơi bẩn nhé.

- Hôm nay cô sẽ dạy cho các cháu một bài thơ nói về một bộ phận trên khuôn mặt của chúng ta đó là bài thơ: “ Đôi mắt của em” của tác giả Lê Thị Mỹ Phương nhé!

 Hoạt đông 2: Hướng dẫn hoạt động:

1. Đọc thơ cho trẻ nghe:

 - Cô đọc lần 1 : Cô đọc thơ diễn cảm

+ Cô vừa đọc cho các con nghe xong bài thơ gì?

+ Bài thơ “ đôi mắt của em” do ai sáng tác?

- Cô đọc lần 2 : Cô đọc thơ kết hợp sử dụng tranh minh họa.

2.Trích dẫn - đàm thoại - làm rõ ý:

 - Cô vừa đọc bài thơ gì ? do ai sáng tác?

 - Bài thơ nói về điều gì? Đôi mắt của bạn nhỏ trong bài thơ được tác giả miêu tả như thế nào?

* Đôi mắt xinh xinh…….Xung quanh

+ Cô giải thích từ: “ Xinh xinh” giống như là đẹp có nghĩa là một đôi mắt đẹp.

- Đôi mắt đã giúp gì cho em bé?

 * Đôi mắt….Ngày càng sáng hơn.

- Để đôi mắt luôn sáng, khỏe, đẹp thì chúng ta phải làm gì?

* Tóm lại: Đôi mắt còn gọi là thị giác, đôi mắt giúp cho các con nhìn thấy mọi vật xung quanh vì vậy chúng ta phải giữ vệ sinh đôi mắt, khi tay bẩn không được dụi tay vào mắt, không khóc nhè làm mắt bị sưng đỏ.

3. Dạy trẻ đọc thơ:

 - Cho trẻ đọc theo cô hình thức cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân( cô chú ý sửa sai lỗi trong phát âm cho trẻ) kết hợp làm điệu bộ minh họa.

4. Trò chơi: " Thi xem ai nhanh"

 - Cách chơi: Cô có 2 bức tranh khuôn mặt( Chưa có các bộ phận) và các bộ phận cắt rời( Tai, mắt mũi, miệng). Cô cho trẻ chia làm 2 đội thi nhau lên dán các bộ phận cắt rời lên trên khuôn mặt sao cho đúng và đầy đủ.

- Luật chơi: Nếu đội nào gắn nhanh và đúng đội đó chiến thắng.

- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 - 3 lần.

* Củng cố: Hôm nay cô tập cho các con bài thơ gì? Do ai sáng tác?

Hoạt động 3: Kết thúc:

 - Cô nhận xét, động viên và khen trẻ

 - Cô cho trẻ hát bài “ Cái mũi”./.

 

 

Các tin khác