Khối Nhỡ

Cập nhật lúc : 10:10 10/10/2018  

TẠO HÌNH ĐỀ TÀI: Nặn tháp chop.

I. Mục đích -yêu cầu:

 1.Kiến thức:

  - Trẻ biết nặn tháp chóp.

  - Phân biệt được kích thước từ to- nhỏ

 2.Kỹ năng:

  - Biết xoay tròn, ấn bẹt để tạo ra những viên đất tròn có kích thước khác nhau

 3. Thái độ:

  - Trẻ hứng thú trong giờ học và không bôi bẩn đất nặn lên quần áo, bàn ghế.

II. Chuẩn bị:

 1. Đồ dùng của cô:  - Mẫu nặn tháp chóp, đất nặn, bảng con, khăn lau tay

                                 - Máy cattset, băng nhạc, bàn trưng bày sản phẩm.

 2. Đồ dùng của trẻ: - Đất nặn, bảng, khăn lau, đĩa đựng sản phẩm

                                 - Bàn ghế đủ cho trẻ ngồi

 3. Địa điểm: Trong lớp

III. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động 1: Ổn định tổ chức

Cho trẻ hát bài " Chiếc đu xinh "

* Trò chuyện:

 -  Các con vừa hát bài gì?

 - Ngoài chiếc đu quay ra ở trường các con còn có những đồ chơi gì nữa?

 - Các con phải chơi như thế nào để những đồ chơi đó được sử dụng lâu?

 - Để lớp học của chúng ta có nhiều đồ chơi,hôm nay cô sẽ dạy các con nặn tháp chóp nhé!

Hoạt động 2: Hướng dẫn hoạt động:

1. Cung cấp biểu tượng:

 * Cho trẻ xem mẫu nặn tháp chóp của bạn:

 - Cô cho trẻ đi quan sát chiếc tháp chóp và hỏi trẻ:

 - Chiếc tháp chóp này có mấy tầng?

 - 4 tầng của tháp chóp có màu gì? Được sắp xếp như thế nào?

 * Quan sát mẫu của cô:

 - Tháp chóp của cô có mấy tầng?

 - Các tầng của tháp chóp được cô nặn như thế nào?

2. Cô tô mẫu:

 - Cô vừa làm mẫu vừa hướng dẫn trẻ bằng lời:

 - Để làm chiếc tháp chóp có 4 tầng, cô chia đất nặn thành 4 phần theo thứ tự từ bé đến lớn. Sau đó cô xoay tròn từng viên đất nhỏ trên bảng. cuối cùng cô ấn dẹt 4 khối tròn, rồi chồng các khối tròn lên nhau theo kích thước từ to đến nhỏ. Cô đã làm được 1 chiếc tháp chóp bằng đất nặn.

 * Hỏi ý định trẻ:

 - Các con có muốn nặn 1 chiếc tháp chóp giống cô không?

 - Muốn nặn được tháp chóp chúng ta phải làm gì?

3. Trẻ thực hiện:

 - Cho trẻ về chổ ngồi, thực hiện hoạt động nặn tháp chóp.

 - Trong khi trẻ thực hiện cô chú ý quan sát và hướng dẫn cho những trẻ còn lúng túng.

 - Động viên trẻ hoàn thành sản phẩm của mình.

4. Trưng bày sản phẩm:

 - Cho trẻ đem sản phẩm lên trưng bày.

 - Cô cho trẻ tham quan và nhận xét sản phẩm của mình, của bạn.

 - Cô nhận xét chung, sau đó nhận xét những sản phẩm nổi bật. Đồng thời nhắc nhỡ những trẻ chưa hoàn thành phải cố gắng giờ sau hoàn thành tốt hơn

Hoạt động 3: Kết thúc hoạt động

 - Cô nhận xét – tuyên dương trẻ.

 - Cho trẻ hát bài: “ Vui đến trường” và nghỉ./.

Các tin khác