Khối Nhỡ

Cập nhật lúc : 13:28 05/12/2022  

KHÁM PHÁ KHOA HỌC ĐỀ TÀI: TRÒ CHUYỆN VỀ MỘT SỐ ĐỒ DÙNG, ĐỒ CHƠI CỦA LỚP

I. Mục đích - yêu cầu:

 1. Kiến thức:

   - Trẻ nói được tên các đồ dùng, đồ chơi ở trong lớp mình.

   - Trẻ nói được lợi ích, công dụng của một số đồ dùng, đồ chơi của lớp.

 2. Kỹ năng:

  - Phát triển ngôn ngữ, rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ có chủ đích cho trẻ,

  - Trẻ phân loại được đồ dùng đồ chơi.

 3. Thái độ:

  - Trẻ biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi của lớp, biết sử dụng đúng cách, cất và lấy đồ chơi đúng nơi quy định.

II. Chuẩn bị:

 1. Đồ dùng của cô: 

 - Một số ĐDĐC như: quyển vở, khăn, ca cốc, ghế, Búp bê, lắp ghép, sắc xô                             

 - Ti vi, đầu đĩa, băng nhạc. 

 2. Đồ dùng của trẻ:

 - 2 rổ ĐDĐC, 3 túi đựng đồ chơi: Búp bê, lắp ghép, đồ chơi bác sĩ, cái bát ăn cơm, cái cốc uống nước, sắc xô, khăn lau mặt.                                                   

 3. Địa điểm: Trong lớp

III. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

Hoạt động 1: Ôn định tổ chức:

 - Cho trẻ hát bài : "Vui đến trường"

 * Trò chuyện:

 - Các con vừa hát bài gì?

 - Đến trường các con gặp những ai?

 - Ai dạy các con học bài?

 - Đến trường các con còn làm gì nữa?

- Khi chơi các con phải làm gì để giữ gìn đồ dùng đồ chơi?

* GD: Trẻ biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi của lớp, cất và lấy đồ chơi đúng nơi quy định.

Hoạt động 2: Hướng dẫn hoạt động:

 1. Một số đồ dùng, đồ chơi của lóp:

* Đồ dùng của lớp:

+ Cô cho trẻ quan sát quyển vở, khăn, ca cốc, ghế...

Cô hỏi trẻ:

- Đây là cái gì? Để làm gì?

- Đây là đồ dùng hay đồ chơi?

+ Cô yêu cầu trẻ kể tên một số đồ dùng của lớp.

 ( Cho trẻ lên chọn và nói tên đồ dùng đó)

* Cô khái quát: Tất cả những thứ này đều là đồ dùng để phục vụ các con trong sinh hoạt hàng ngày như ăn, uống và trong học tập của các con.

* Đồ chơi của lớp:

 - Cô cho trẻ chơi trò chơi : “ Trời tối trời sáng”

+ Cô lấy 1 số đồ chơi đặt lên bàn ( Đồ chơi lắp ghép, búp bê, sắc xô...). Cô hỏi trẻ:

- Đây là cái gì? Để làm gì?

- Đồ chơi này chơi ở góc nào?

- Đây là đồ dùng hay đồ chơi?

- Trong lớp mình còn có đồ chơi nào nữa?

- Cô cho trẻ lên tìm đồ chơi và đọc tên đồ chơi đó.

* Cô khái quát: Tất cả những thứ này đều là đồ chơi để các con chơi các trò chơi tại các góc chơi hoặc chơi trong buổi chơi.

* Gíáo dục: Trẻ biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi của lớp, biết sử dụng đúng cách, cất và lấy đồ chơi đúng nơi quy định.

2. Luyện tập: ChơiCái túi kì lạ

 - Cô chuẩn bị cho 3 nhóm 3 cái túi có một số đồ dùng, đồ chơi .

 - Cách chơi: Cô cho trẻ lên thò tay vào túi tìm và lấy đồ dùng, đồ chơi theo yêu cầu của cô, yêu cầu không được nhìn vào túi

 - Cô cho trẻ chơi 2 - 3 lần.

3. Trò chơi: “Phân loại đồ dùng, đồ chơi”

- Cách chơi: Cô để đồ dùng đồ chơi lẫn lộn nhau, cô yêu cầu trẻ chia làm 2 đội lên chọn và phân nhóm ĐDĐC ra riêng thành 2 nhóm khác nhau.

- Luật chơi: Đội nào chọn nhanh và đúng đội đó chiến thắng

- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 – 3 lần

Hoạt động 3 : Kết thúc

 - Cô nhận xét, tuyên dương.

 - Cho trẻ hát bài " Em đi mẫu giáo".

                                        

 

 

-Trẻ hát

-Trẻ trả lời cô theo ý hiểu

- Trẻ lắng nghe

-Trẻ quan sát một số đồ dùng của lớp

-Trẻ trả lời cô theo ý hiểu

- Một số trẻ lên kể tên một số đồ dùng của lớp

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ nhắm – mở mắt

-Trẻ quan sát một số đồ chơi cô đặt trên bàn

-Trẻ trả lời cô theo ý hiểu

- Một số trẻ lên kể tên một số đồ chơi của lớp

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ chia làm 3 nhóm lấy ĐDĐC theo yêu cầu của cô

- Trẻ lắng nghe cô giải thích cách chơi

- Trẻ tham gia chơi

- Trẻ chia làm 2 nhóm

- Trẻ lắng nghe cô giải thích cách chơi

- Trẻ chơi

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ hát và nghỉ

 

Các tin khác