Khối Nhỡ

Cập nhật lúc : 10:45 24/01/2019  

KHÁM PHÁ KHOA HỌC ĐỀ TÀI : CÂY XANH VÀ MÔI TRƯỜNG SỐNG.

I. Mục đích, yêu cầu:

1. Kiến thức:

- Trẻ gọi đúng tên, nói được đặc điểm, cấu tạo bên ngoài, ích lợi, tác hại và điều kiện sống của cây

- Trẻ biết so sánh, nhận xét được điểm giống và khác nhau của 2 loại cây.

2. Kĩ năng:

- Phát triển kĩ năng quan sát .

- Rèn kĩ năng so sánh và nhận xét cho trẻ.

3. Giáo dục:

- Giáo dục trẻ bảo vệ môi trường thông qua các hành vi: Trồng cây, tưới nước cho cây, bảo vệ cây, chống nạn chặt phá rừng.

II. Chuẩn bị:

* Đồ dùng của cô:   - Slide về các loại cây .

                                 - Băng nhạc, Tivi, đầu đĩa DVD

* Đồ dùng của trẻ:   - Cây cắt bằng xốp bitis

                                 - 2 tấm bảng đa năng

III. Các hoạt động:

Hoạt động 1: Ổn định tổ chức

- Cả lớp hát bài: “ Em yêu cây xanh.

- Các con vừa hát bài gì?

- Người ta trồng cây để làm gì?

- Vậy các con phải làm gì để cây nhanh lớn cho chúng ta bóng mát nào?

* Giáo dục trẻ: Trồng cây, tưới nước cho cây, bảo vệ cây, chống nạn chặt phá rừng.

Để tìm hiểu và biết rõ hơn về “cây xanh và môi trường sống” thì cô cháu mình cùng nhau tìm hiểu và khám phá nhé!

Hoạt động 2: Hướng dẫn hoạt động:

1.Quan sát và trò chuyện một số loại cây xanh và môi trường sống:

a. Cây ăn quả:

- Cô đọc câu đố: “Cây gì thân nhẵn lá xanh

                    Có buồng quả chín ngọt lành thơm ngon” là quả gì?

- cho trẻ xem hình ảnh cây chuối:

+ Cây chuối có đặc điểm gì?

+ Lợi ích của cây chuối?

- Cho trẻ xem hình ảnh cây cam:

- Cô cho trẻ xem slide cây cam.

+ Cây cam như thế nào.

+ Thân cây cam có những đặc điểm gì?

+ Cây cam có nhiều cành, lá cam có màu xanh, lá có răng cưa. Cây cam có rất nhiều quả, quả cam cung cấp nhiều vitamin C.

+ Theo các con cây cam thuộc nhóm cây có ích hay có hại?

- Vậy cây chuối, cây cam đều thuộc loại cây gì?

- Cho trẻ đọc “cây ăn quả”.

- Ngoài hai loại cây ăn quả chúng ta vừa tìm hiểu thì các con còn biết loại cây ăn quả nào nữa không?

- Cho cho trẻ xem slide một số loại cây ăn quả khác

- Có rất nhiều loại cây ăn quả khác nhau, chúng đem đến những trái ngọt và rất nhiều vitamin rất tốt cho sức khỏe con người.

b. Cây lương thực:

- Cô có rất nhiều câu đố thú vị chúng mình cùng khám phá và trả lời những câu hỏi mà cô đưa ra nhé!

- Cô đọc câu đố: “ Mẹ con đều mặc áo vàng

                     Sinh nở đồng làng, họ hàng đông vui” là cây gì?

                             “ Cây gì lá phất trên cùng

                    Bắp đầy hạt ở lưng chùng trên cây” là cây gì?

* Cô cho trẻ xem slide cây lúa – cây ngô.

- Cô cho trẻ nhận xét và gọi tên từng loại cây.

- Cây ngô và cây lúa đem đến cho chúng ta ích lợi gì?

- Mang ích lợi cho con người như hạt gạo – hạt ngô.

- Hai loại cây này thuộc nhóm cây gì?

- Cho trẻ đọc “cây lương thực”.

c. Cây lấy gỗ:

* Cô cho trẻ xem hình ảnh cây xoan – cây bạch đàn

- Các con có biết tên hai cây này không?

- cây xoan – cây bạch đàn được trồng để làm gì?

- Vậy hai loại cây này thuộc nhóm cây gì?

- Cho trẻ đọc “cây lấy gỗ”.

- Gỗ của các loại cây này tạo ra sản phẩm gì?

- Cô cho trẻ xem slide gỗ tạo ra sản phẩm như: Bàn ghế, tủ, nhà…

- Ngoài để lấy gỗ, các loại cây này còn là nơi sinh sống của một số loài động vật như: sóc, khỉ, chim…

- Vừa rồi các con đã tìm hiểu về một số loại cây. Bây giờ các con hãy so sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa cây ăn quả và cây lấy gỗ.

* Cho trẻ xem slide cây ăn quả và cây lấy gỗ.

+ Giống nhau: Đều gọi là cây xanh

+ Khác nhau: Cây ăn quả cho chúng ta quả để ăn, cây lấy gỗ cho chúng ta gỗ để là nhà cửa, bàn ghế…

* Mở rộng:  Ngoài cây lương thực, cây ăn quả, cây lấy gỗ các con còn biết những loại cây gì nữa?

- Vậy tất cả các loại cây này đều có tên gọi chung của chúng là gì? ( Cây xanh)

2. Môi trường sống của cây:

- Để có được cây xanh chúng ta cùng quan sát một đoạn video về quá trình phát triển của cây nhé!

- Cô cho trẻ xem slide về sự phát triển của cây

- Muốn cây sinh trưởng và phát triển được thì cần phải có những yếu tố nào?

- Muốn có cây thì chúng ta phải làm gì?

- Các con cùng cô làm động tác gieo hạt

- Vừa rồi các con đã xem một số hình ảnh và chơi trò chơi về sự phát triển của cây. Bây giờ cô sẽ cho các con xem hai chậu cây đã được gieo hạt

( Một chậu hạt nảy mầm và một chậu hạt không nảy mầm)

- Cô cho trẻ nhận xét về hai chậu cây và hỏi trẻ:

- Tại sao một chậu nảy mầm còn một chậu thì cây không nảy mầm

- Nếu chăm sóc những hạt mầm này thêm một thời gian nữa thì hạt mầm đó sẽ như thế nào?

- Vậy cây cần gì để lớn lên? Nếu không có nước, ánh sáng thì cây sẽ như thế nào?

- Để cây sinh trưởng và phát triển được ngoài nhờ tác động của môi trường bên cạnh đó sự chăm sóc của con người là rất cần thiết. Hiện nay nạn chặt phá rừng đang gia tăng, tài nguyên thiên nhiên đang có nguy cơ bị tiệt chủng, nhiều loại gỗ quý hiếm bị bàn tay con người tàn phá bừa bãi làm cho lũ lụt, hạn hán, thiên tai xảy ra rất nhiều…

- Cô cho trẻ xem slide một số hình ảnh chặt phá rừng, lũ lụt, hạn hán do không có cây xanh.

- Vậy chúng ta phải làm gì trước tình trạng chặt phá rừng trái phép đó.

- Cô cho trẻ xem một số hình ảnh chăm sóc, bảo vệ môi trường trong trường mầm non Thuận Hòa.

* Giáo dục : trẻ hãy cùng nhau trồng và chăm sóc thật nhiều cây xanh để cho môi trường sống của chúng ta được trong lành hơn, vì cây xanh không những cho chúng ta không khí trong lành mà còn cung cấp lương thực, bóng mát và nguồn nguyên vật liệu để phục vụ cho cuộc sống của con người.

3. Trò chơi luyện tập

*Trò chơi 1: “ Giải câu đố”

- Cô phổ biến luật chơi, cách chơi:

- Cô đọc câu đố - trẻ đoán tên cây

*Trò chơi 2: “ Thi xem tổ nào nhanh”

- Cô chia trẻ làm hai đội thi nhanh lên gắn cây trên bảng. Đội nào gắn được nhiều cây đội đó chiến thắng.

Hoạt động 3: Kết thúc.

- Cô nhận xét động viên và khen trẻ

- Cô cho trẻ hát bài: “ Em yêu cây xanh”

Các tin khác