Khối Nhỡ
LÀM QUEN VỚI TOÁN ĐỀ TÀI: NHỮNG ĐỒ DÙNG CÓ ĐÔI.
I.Mục đích - yêu cầu:
1.Kiến thức:
- Trẻ biết đếm đến 2, nhận ra số lượng 2. Biết tên gọi, công dụng, ích lợi của một số đồ dùng có đôi phục vụ cho bản thân.
- Trẻ biết khái niệm đôi.
2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng ghép đôi.
- Phát triển khả năng quan sát, so sánh, phân loại cho trẻ.
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ biết sử dụng đồ dùng đúng đôi và đi giày dép đúng cách để bảo vệ đôi chân, biết giữ gìn giày dép, không kéo lê, không gây tiếng ồn.
-Trẻ hứng thú tham gia hoạt động
II.Chuẩn bị:
- Đồ dùng của cô: - 1 đôi giày, 1 đôi găng tay , 2 giá dép, rổ đựng dép có kí hiệu hình bạn trai, hình bạn gái,
- Đồ dùng của trẻ:- mỗi bé một đôi giày ( dép)
- hình vẽ những đôi tất khác kiểu làm bằng đề can,
- 2 bảng đa năng, Tranh vẽ những đôi găng tay nằm lạc nhau,
Bút chì.
- Địa điểm :- Trong lớp
III.Tổ chức thực hiện:
Hoạt động 1: Ôn định tổ chức.
- Cho trẻ hát bài " Đôi dép”
* Trò chuyện:
- Các con vừa hát bài hát gì ? Đôi dép dùng để làm gì?
- Khi đi dép các con đi như thế nào?
* Giáo dục: Trẻ đi giày dép đúng cách để bảo vệ đôi chân và biết giữ gìn giày dép
Hoạt động 2: Hướng dẫn hoạt động :
1. Ôn nhận biết đồ vật phía phải – phía trái so với bản thân:
- Cô để bên phải của cô một đôi giày, bên trái của cô một đôi tất, cô hỏi trẻ.
- Đôi giày nằm ở phía nào của cô?
- Đôi tất nằm ở phía của cô?
2. Dạy trẻ nhận biết những đồ dùng có đôi :
- Cô đưa đôi giày ra cho trẻ quan sát kết hợp trò chuyện với trẻ:
+ Đây là cái gì? (Trẻ gọi tên đôi giày)
+ Đây là giày bé trai hay bé gái?
+ Có mấy chiếc giày?
- Cô cho trẻ đếm 2 chiếc giày theo tay cô chỉ?
- Hai chiếc giày gọi là gì?
- Đôi giày này dùng để làm gì?
- Bộ phận nào trên cơ thể cần đến đôi giày? Chân của con đâu?
- Cô cho trẻ đếm 2 chân của trẻ.
- 2 chiếc giày gọi là đôi giày, vậy 2 chân gọi là gì?
- Ngoài 2 chân ra trên cơ thể còn có bộ phận nào có đôi?
- Cho trẻ kể tên các bộ phận có đôi trên cơ thể bé ( Đôi tai, đôi mắt, đôi tay…)
- Vậy đôi thường có số lượng là mấy?
- Bây giờ các con hãy nhìn thật kĩ và xem đồ dùng cô đưa ra sau đây có phải là đôi không nhé!
- Cô đưa ra bản có gắn 4 chiếc tất: 2 chiếc khác màu, 2 chiếc khác kích cỡ. Cô cho trẻ quan sát và nhận xét.
- Đây có phải là đôi không?Vì sao?
- Làm thế nào để thành đôi?( Cho nhiều trẻ nêu ý kiến)
* Cô khái quát: Đôi thường là những thứ có 2 chiếc giống nhau về màu sắc, kích thước, hoa văn…và luôn đi chung với nhau.
- Mời trẻ lên lựa chọn, sắp xếpđể tạo ra 2 đôi tất hoàn chỉnh từ những đôi tất trên, cả lớp nhận xét.
3. Luyện tập:
- Cô cho trẻ lấy dép trên kệ mang vào và về ngồi 1 bên bé trai, một bên bé gái,
Sau đó cô hỏi trẻ :
+ Trước mặt con có gì ?Đôi dép có mấy chiếc?
+ Các con đã để dép đúng chiều 2 chân của mình chưa?
- Mời 1 trẻ mang thử dép đúng chiều: Chân trái mang chiếc dép trái, chân phải mang chiếc dép phải.
- Cô cho cả lớp mang dép vào đúng chân bên phải, bên trái.
- Cho trẻ thử giậm chân tại chổ để nghe âm thanh khi mang dép.
- Cho trẻ nhận xét về tiếng dép khi trẻ dậm chân.
- Khi đi dép các con đi như thế nào để không gây ra tiếng ồn?
- Cho trẻ mang dép đi nhẹ nhàng quanh lớp?
- Con thấy như thế nào so với lúc nãy?
* Giáo dục: Trẻ nên đi nhẹ nhàng không gây tiếng ồn để thể hiện sự văn minh. Lịch sự.
- Cho trẻ cất dép vào rổ bé trai, bé gái.
4. Trò chơi:
* Trò chơi 1: “ Hãy tìm đúng đôi”
-Cô chia trẻ làm 2 đội chơi, trên bảng có gắn sẵn những chiếc tất thứ nhất, trong thời gian là một bản nhạc, lần lượt từng trẻ của 2 đội lên tìm và gắn chiếc tất thứ 2 để thành một đôi.
- Đội nào gắn nhanh và đúng đội đó chiến thắng.
- Cô và trẻ kiểm tra kết quả 2 đội.
* Trò chơi 2: “ Nối tranh”
- Cách chơi: Cô chia trẻ ra thành từng nhóm, trẻ tự chọn nhóm chơi trẻ thích . Cô phát cho mỗi trẻ 1 bức tranh vẽ những chiếc găng tay nằm lạc nhau, yêu cầu trẻ tìm chiếc găng tay giống nhau và vẽ đường nối lại thành một đôi bao tay.
- Trẻ thực hiện giáo viên bao quát.
- Trẻ thực hiện xong, cô dẫn trẻ đi xem kết quả từng nhóm.
Hoạt động 3: Kết thúc hoạt động.
- Nhận xét tuyên dương.
- Cho trẻ đọc bài thơ: “Đ i dép” và nghỉ./.