Khối Nhỡ

Cập nhật lúc : 16:14 04/03/2016  

LÀM QUEN VĂN HỌC THƠ “ GẤU QUA CẦU”

I- Mục đích – yêu cầu:

1. Kiến thức:

-  Dạy trẻ đọc thuộc bài thơ, hiểu được nội dung bài thơ.

 2. Kỹ năng:

- Trẻ đọc diễn cảm và diễn thơ.

 3. Thái độ:

- Giáo dục trẻ biết 1 số luật đi đường và phải biết nhường nhịn nhau

II- Chuẩn bị:

1. Đồ dùng của cô

-         Hình ảnh minh hoạ bài thơ.

-         Mô hình rối dẹt.

2. Đồ dùng của trẻ:

-         Đồ dùng hoá trang cho trẻ.

III- Tổ chức thực hiện:

I . Ổn định tổ chức:

- Cho trẻ hát bài “Đường em đi”

- Khi đi bộ các con đi về phía nào? Tại sao?

- Khi ra đường các con phải làm gì để tránh khói bụi.

* Giới thiệu bài:

- Có 2 bạn gấu cùng qua 1 chiếc cầu nhưng không ai chịu nhường ai nên chú nhái bén đã giúp 2 bạn qua được. Đó là bài thơ gì mà hôm trước cô chúa mình cùng làm quen.

Hoạt động 2:Hướng dẫn thực hiện:

1 . Cô đọc diễn cảm bài thơ:

- Lần 1: đọc theo tranh

- Lần 2: diễn rối

* . Trích dẫn  làm rõ ý:

- Từ đầu  đến “Cải nhau mãi không thôi” Tác giả nói lên sự không nhường nhin của hai bạn gấu con.

- Chú Nhái Bén……đén hết bài: Nhái bén đã giúp hai gấu con hiểu được phải biết đoàn kết và nhường nhịn nhau.

* Câu hỏi đàm thoại

-  Cô vừa đọc xong bài thơ gì?

- Ai sáng tác?

- Mở đầu bài thơ cô Nhược Thuỷ nói đến ai?

- Ai cũng muốn sang cầu trước, 2 chú gấu đã làm gì?

- Các con thấy 2 bạn gấu như vậy có tốt không?

Giáo dục: các con  là bạn bè phải biết nhường nhịn, đoàn kết lẫn nhau.

2   Dạy trẻ đọc thơ:

-  Cả lớp đọc 2 lần

-  Tổ đọc 3 lần

-   Nhóm 2 lần

-   Cá nhân 2, 3 lần.

Chú ý sửa sai và rèn trẻ đọc diễn cảm

3.  Diễn kịch thơ:

-   Cho trẻ hoá trang gấu con, nhái bến và cùng diễn thơ, cô giúp đỡ các cháu diễn xuất tốt.

- Cho trẻ diễn 2-3 lần

Hoạt động 3: Kết thúc hoạt động

Cho trẻ hát bài “ Em đi chơi thuyền” và nghỉ

Các tin khác