Khối Nhỡ

Cập nhật lúc : 10:50 03/04/2018  

LÀM QUEN VỚI TOÁN Đề tài: Nhận biết các buổi sáng, trưa, chiều, tối

I. Mục đích - yêu cầu:

1. Kiến thức:

 - Trẻ nhận biết các khoản thời gian trong ngày: (buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều, buổi tối) thông qua hình ảnh thiên nhiên và các hoạt động của con người.

2. Kĩ năng:

 - Trẻ biết xác định thứ tự các buổi trong ngày.

 - Rèn kĩ năng chú ý, ghi nhớ, quan sát.

3. Thái độ:

 - Trẻ tích cực hứng thú tham gia hoạt động .

II.Chuẩn bị:

1. Đồ dùng của cô: -  Slide hình ảnh các buổi trong ngày

                               - Đĩa CD các bài hát: Gà gáy le te, đi học về, thể dục sáng, giờ ăn đến rồi, chúc bé ngủ ngon, tiếng chú gà trống gọi, chào ngày mới.

2. Đồ dùng của trẻ: - Tranh lô tô các buổi trong ngày đủ cho mỗi trẻ

                                - Tranh nối cảnh sinh hoạt con người theo thứ tự thời gian trong

                                    ngày, bút màu.

3. Địa điểm :          - Trong lớp   

III. Tổ chức thực hiện :

Hoạt động 1 : Ổn định tổ chức

 - Cô cho trẻ hát bài: “ Tiếng chú gà trống gọi”

 * Trò chuyện:

 - Chú gà trống gáy ò ó o… gọi những ai thức dậy?

 - Sau một đêm ngủ dậy, khi chú gà trống cất tiếng gáy vang gọi ông mặt trời và mọi người cùng thức dậy, đó là bắt đầu một ngày mới.

 - Để biết thứ tự các buổi trong ngày các con đi về chổ ngồi để cùng cô tìm hiểu nhé!

 Hoạt động 2 : Cung cấp kiến thức

 1. Nhận biết các buổi trong ngày qua các hoạt động trải nghiệm:

 * Buổi sáng:

 - Khi ông mặt trời thức dậy các chú gà trống cất tiếng gáy vang gọi các con thức dậy gọi là buổi gì?

 - Cô cho trẻ xem hình ảnh thiên nhiên vào lúc buổi sáng:

 - Hỏi ý kiến trẻ về cảnh thiện nhiên buổi sáng.

 - Buổi sáng con dậy mấy giờ? Các con làm gì vào buổi sáng?

 - Mấy giờ con đi học? có những hoạt động nào ở trường diễn ra vào buổi sáng?

 - Buổi sáng mặt trời to, có màu đỏ, lúc mặt trời lên còn gọi là “bình minh”, có nhiều hoạt động diễn ra trong buổi sáng: bố mẹ đi làm, các con đến trường được học bài cùng các bạn, buổi sáng kết thúc khoảng thời gian 10h của ngày.

 * Buổi trưa:

 - Lúc ông mặt trời lên cao gọi là buổi nào?

 - Cô cho trẻ xem slide hình ảnh về buổi trưa:

 - Hỏi ý kiến trẻ về bầu trời, mặt trời buổi trưa

 - Khi ông mặt trời lên cao, bầu trời trong xanh, có nắng chói chang đó là buổi trưa

  ( Mở rộng những ngày không có nắng)

 - Khi ra đường vào buổi trưa chúng ta phải làm gì?

 - Buổi trưa ở trường mầm non có hoạt động gì?

 - Buổi trưa bắt đầu khoảng từ 10h – 2h chiều. Sau khi các con ngủ trưa dậy là hết buổi trưa, các con được làm gì? Đó là bước sang buổi nào trong ngày?

 * Buổi chiều:

 - Buổi chiều các cô tổ chức hoạt động gì?

 - Lúc nào được bố mẹ đón về?

 - Buổi chiều về các con làm gì? ( Tắm, ăn chiều)

 - Hỏi ý kiến trẻ về cảnh thiên nhiên khi chiều tối.

 - Cô mở slide cảnh buổi chiều và hỏi trẻ

 - Ông mặt trời buổi chiều như thế nào?

 - Lúc mặt trời lặn còn gọi là lúc “Hoàng hôn”

  * Buổi tối:

 - Khi nào là buổi tối.

 - Chi trẻ xem slide hình ảnh các hoạt động của con người vào buổi tối

 - Hỏi ý kiến trẻ về bầu trời, các hoạt động của trẻ và gia đình vào buổi tối

 - Buổi tối bầu trời có màu đen, có trăng, sao và muốn nhìn rõ mọi vật phải dùng đèn thắp sáng, sau khi trẻ và mọi người đi ngủ lúc đó gọi là đêm

 * Ngày gồm một giai đoạn trời sáng ( ban ngày) và một giai đoạn trời tối ( ban đêm) và đó cũng là một quá trình nối tiếp của sáng, trưa, chiều, tối.

 - Một ngày có bao nhiêu buổi? Thứ tự các buổi trong ngày?

 - Cô cho 2 -3 trẻ trả lời

 - Cô cho trẻ đọc to tên các buổi: Sáng, trưa, chiều, tối.

 - Sự lặp lại một quá trình sáng, trưa, chiều, tối gọi là: “ cả ngày”

 2. Luyện tập:

 -  Trải nghiệm của trẻ qua chơi lô tô: sắp xếp thứ tự các buổi trong ngày.

 - Cô cho trẻ lấy đồ dùng, hỏi trẻ hình ảnh nào nói về buổi sáng ( trưa, chiều, tối)? tại sao con biết?

 - Cô cho trẻ phát âm các buổi trong ngày?

* Giáo dục: Muốn người khỏe mạnh phải chăm tập thể dục, ăn khỏe, thực hiện đúng lịch sinh hoạt mỗi ngày ở trường mầm non cũng như ở nhà.

 3. Trò chơi, củng cố :               

 * TC 1: “ Nối tranh theo thứ tự thời gian”

 - Luật chơi: Nối cảnh sinh hoạt của con người theo đúng thứ tự thời gian.

 - Cách chơi: Trẻ vể 3 nhóm, dùng bút dạ nối cảnh sinh hoạt trong ngày theo đúng thứ tự  thời gian: Sáng – trưa – chiều – tối

 - Cô nhận xét kết quả sau mỗi lần chơi

 * TC 2: “ nghe bài hát đoán tên buổi”

 - Cách chơi: Cô mở bài hát cho trẻ nghe và đoán bài hát nằm trong buổi nào.

 - Cả lớp cùng đọc to tên buổi.

 Hoạt động 3 : kết thúc hoạt động

 - Nhận xét – tuyên dương.

 - Cho trẻ hát và vận động bài “ Chào ngày mới” và nghỉ.

Các tin khác