Khối Nhỡ
LÀM QUEN VĂN HỌC ĐỀ TÀI: THƠ: “RONG VÀ CÁ”.
I. Mục đích - yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả. Trẻ thuộc và đọc diễn cảm bài thơ.
2. Kỹ năng:
- Phát triển ngôn ngữ: Đọc thơ mạch lạc, rõ ràng.
- Phát triển khả năng ghi nhớ có chủ định cho trẻ.
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ các con cá cảnh: Cho cá ăn, nuôi cá vàng để diệt muỗi, bọ gậy, bảo vệ môi trường
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động.
II. Chuẩn bị:
+ Đồ dùng của cô :
- Tranh minh hoạ phù hợp với nội dung bài thơ.
+ Đồ dùng của trẻ :
- Mũ rong và cá đủ cho mỗi trẻ.
III. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động 1: Ổn định tổ chức
Cho trẻ hát bài: “ Cá vàng bơi”
* Trò chuyện:
- Bài hát các con vừa hát có nhắc đến con gì?
- Cá sống ở đâu?
- Các con có biết người ta nuôi cá để làm gì không?
- Đúng rồi, người ta nuôi cá cảnh cho đẹp và còn giúp ích cho chúng ta đó là diệt muỗi, bọ gậy, bảo vệ môi trường nữa đấy các con ạ.
- Vậy để cá được sống lâu các con phải làm gì?
* Giới thiệu bài: Có một bài thơ nói về những chú cá và cô rong xanh rất hay. Đó là bài thơ: “ Rong và cá” của tác giả Phạm Hổ. Hôm nay cô sẽ dạy cho các con đọc nhé!
Hoạt động 2: Hướng dẫn hoạt động.
1. Cô đọc thơ cho trẻ nghe:
- Lần 1: Cô đọc thơ kết hợp làm điệu bộ
+ Cô giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả.
- Lần 2: Cô đọc thơ kết hợp cho trẻ xem tranh
2. Trích dẫn - đàm thoại:
- Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? Bài thơ do ai sáng tác?
- Cô rong có màu gì
- Cô rong xanh đẹp như thế nào?
* Giải thích từ khó: “ Tơ” là một loại sợi nhỏ mỏng manh, mềm mại. Rong xanh cũng mềm mại, nhẹ nhàng giống như những sợi tơ vậy.
* Trích dẫn:
+ Đoạn 1: “ Có cô rong xanh đẹp như tơ nhuộm”
- Giữa hồ nước trong cô rong xanh làm gì?
* Trích dẫn:
+ Đoạn 2: “ Giữa hồ nước trong, nhẹ nhàng uốn lượn”
- Lúc đó có đàn gì xuất hiện? Những chú cá có gì đẹp?
* Trích dẫn:
+ Đoạn 3: “ Một đàn cá nhỏ, đuôi đỏ lụa hồng”
- Đàn cá nhỏ đã làm gì bên cô rong xanh?
* Trích dẫn:
+ Đoạn 4: “ Quanh cô rong đẹp, múa làm văn công”
* Giáo dục trẻ: Biết giữ gìn môi trường nước: Không vứt rác xuống ao, hồ, bể cá…để cho cá có môi trường sống trong sạch
3. Dạy trẻ đọc thơ:
- Cô mời cả lớp đọc bài thơ (2 lần)
- Mời 3 tổ đọc thi đua nhau đọc thơ( cô sửa sai cho trẻ)
- Mời nhóm đọc thơ (3,4,5 trẻ)
- Mời cá nhân đọc( cô động viên trẻ đọc to, rõ lời, nhịp điệu vừa phải thể hiện tình cảm thắm thiết nhẹ nhàng)
- Cô mời cả lớp đọc bài thơ (1 lần).
(Khi trẻ đọc cô chú ý sửa sai, động viên, khuyến khích trẻ).
4. Trò chơi: “ Lộn cầu vồng”
+ Cách chơi: Cô cho từng đôi trẻ đội mũ rong và cá vừa đọc lời ca vừa làm động tác minh họa: “ Lộn cầu vồng, nước sông nước chảy
Có bạn cá nhỏ, có cô rong xanh, cùng lộn cầu vồng”.
- Cô cho trẻ chơi 2 – 3 lần.
Hoạt động 3: Kết thúc hoạt động.
- Nhận xét tuyên dương.
- Cả lớp hát bài: “ Cá vàng bơi” ./. Nghỉ