Khối Nhỡ

Cập nhật lúc : 09:36 19/02/2016  

LÀM QUEN VỚI TOÁN So Sánh Kích Thước Hai Đối Tượng Rộng- Hẹp.

I. Mục đích- yêu cầu:

1. Kiến thức:

- Dạy trẻ nhận biết so sánh kích thước của 2 đối tượng, nói đúng các cụm từ so sánh rộng- hẹp.   

2. Kỹ năng:

- Rèn cho trẻ kỹ năng so sánh 2 đối tượng- kỹ năng sử dụng đồ dùng,đồ chơi.

3. Thái độ:

- Giáo dục trẻ biết yêu quí thiên nhiên, có nề nếp tham gia vào các hoạt động biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi, chăm sóc và bảo vệ môi trường.

II. Chuẩn bị:

- Đồ dùng của cô: hình 2 mảnh rau( rộng- hẹp).

-Trẻ : 2 mảnh bìa vẽ rau ( rộng- hẹp).

- Tivi- đầu video.

- Đĩa điểm: Lớp học.

III. Tổ chức thực hiện:

1. Hoạt động 1: Ổn định lớp. tạo hứng thú.

* Trò chuyện:

- Cho trẻ xem một số hình ảnh về rau, củ, quả và một số cây xanh.

- Đặt câu hỏi gợi ý cho trẻ nói về những hình ảnh đó, nói lên công dụng của chúng đối với con người.

- Giáo dục trẻ biết ăn uống đầy đủ các loại rau- củ -quả.

2. Hoạt động 2: Hướng dẫn hoạt động.

* Phần 1: Ôn kiến thức củ:

- Cô cho trẻ so sánh chiều cao của 2 đối tượng.

- Cho trẻ quan sát một số cây xanh và so sánh chiều cao của 2 đối tượng đó.

- Gọi cá nhân trẻ trả lời.

* Phần 2: Cung cấp kiến thức mới ( So sánh kích thước 2 đối tượng rộng- hẹp).

- Cô đưa ra cho trẻ xem 2 mảnh rau để trẻ so sánh.

- Cô hướng dẫn và làm mẫu để trẻ nhận biết.

+ Cô đặt chồng mảnh rau nhỏ lên mảnh rau to.

- Cho trẻ so sánh.

+ Cô đặt mảnh rau to chồng lên mảnh rau nhỏ.

+ Trẻ không thấy mảnh rau nhỏ được.

+ Hỏi trẻ có nhận xét gì về 2 cách làm của cô.

* Luyện tập cũng cố:

- Cô cho trẻ lấy đồ dùng để chơi.

- Đặt câu hỏi và hướng dẫn trẻ cách so sánh.

* Trò chơi: “Kết bạn”

- Cô chuẩn bị 2 loại rau, cho trẻ lấy rau, vừa đi vừa hát khi nghe cô nói “kết bạn” trẻ sẽ kết theo yêu cầu của cô.

- Cho trẻ chơi 2- 3 lần.

3. Hoạt động 3: Kết thúc.

- Nhận xét tuyên dương.

- Trẻ có nề nếp tham gia tích cực các hoạt động. Hát bài “ Cho em”.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Các tin khác