Khối Nhỡ
LÀM QUEN VĂN HỌC ĐỀ TÀI: THƠ: “GẤU QUA CẦU”
I. Mục đích – yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ thuộc tên bài thơ, tên tác giả, thuộc và hiểu được nội dung bài thơ.
2. Kỹ năng:
- Trẻ đọc diễn cảm bài thơ. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ biết 1 số luật đi đường và phải biết nhường nhịn nhau khi tham gia giao thông.
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng của cô
- Hình ảnh minh hoạ bài thơ.
- Mô hình rối dẹt.
2. Đồ dùng của trẻ:
- Đồ dùng hoá trang cho trẻ.( 2 mũ gấu, 1 mũ nhái)
III. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động 1: Ổn định tổ chức:
- Cho trẻ hát bài: “Đường em đi”
- Khi đi bộ các con đi về phía nào? Tại sao?
- Khi ra đường gặp PTGT đi lại đông đúc bị kẹt xe thì chúng ta phải làm gì?
* Giới thiệu bài:
- Có một bài thơ nói về 2 chú gấu cùng tranh nhau qua một chiếc cầu bé tẹo. Đó là bài thơ gì ? Do ai sáng tác?
- Hôm nay cô sẽ dạy cho các con đọc lại nhé!
Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hiện:
1. Cô đọc diễn cảm bài thơ:
- Lần 1: Cô đọc thơ diễn cảm kết hợp cho trẻ xem tranh
- Lần 2: Cô đọc thơ diễn cảm kết hợp xem diễn rối
2. Trích dẫn - đàm thoại:
- Cô vừa đọc xong bài thơ gì?
- Bài thơ do ai sáng tác?
- Mở đầu bài thơ cô Nhược Thuỷ nói đến ai?
- Khi bước xuống 2 đầu cầu, cả hai chú gấu đều muốn gì?
* Trích dẫn: “ Hai Gấu con xinh xắn…………… Vượt cầu sang kia trước”
- Hai chú gấu có nhường nhau không?
* Trích dẫn: “ Không ai chịu……………. cãi nhau mãi không thôi”
- Các con thử suy đoán xem nếu hai chú gấu không nhường nhịn nhau thì điều gì sẽ xảy ra?
- Vậy ai đã khuyên hai chú gấu?
* Trích dẫn: “ Chú nhái bén đang bơi…………..thì có anh ngã chết”
- Nhái Bén đã khuyên hai chú gấu như thế nào?
* Trích dẫn: “ Bây giờ phải đoàn kết……Cả hai cùng qua được”
* Giải thích từ khó: “ Đoàn kết” có nghĩa là yêu thương, nhường nhịn, đùm bọc nhau, không cải nhau.
- Cuối cùng nhờ lời khuyên của chú nhái bén mà hai bạn gấu đã qua cầu được đấy các con ạ!
- Các con thấy 2 bạn gấu như vậy có tốt không?
- Nếu là các con thì các con sẽ làm gì?
* Giáo dục: Các con ạ ! khi tham gia giao thông qua chiếc cầu nhỏ hoặc qua đoạn đường nhỏ thì các con nhớ phải nhường nhịn, giúp đỡ nhau để cùng qua được các con nhớ chưa nào.
3. Dạy trẻ đọc thơ:
- Cả lớp đọc thơ (2 lần)
- 3 Tổ thi nhau đọc thơ.
- Nhóm nam, nữ đọc thơ.
- Cá nhân lên đọc thơ.
(Chú ý sửa sai và rèn trẻ đọc diễn cảm)
- Cả lớp đọc thơ ( 1 lần)
4. Trò chơi: “ Đóng kịch theo nội dung bài thơ”
- Cho trẻ hoá trang 2 chú gấu con, nhái bén và 1 bạn dẫn thơ, cô giúp đỡ các cháu diễn xuất tốt.
- Cho trẻ diễn 1- 2 lần
Hoạt động 3: Kết thúc hoạt động
- Cô nhận xét – tuyên dương
- Cho trẻ hát bài: “ Ai đúng ai sai” và nghỉ