Khối Nhỡ

Cập nhật lúc : 09:34 27/09/2017  

LÀM QUEN VĂN HỌC ĐỀ TÀI: THƠ "TRĂNG SÁNG "

I.Mục đích - yêu cầu :

 1.Kiến thức:

   - Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả .

   - Trẻ  thuộc bài thơ, hiểu nội dung bài thơ.

 2.Kỹ năng:

  - Dạy trẻ kĩ năng đọc thơ diễn cảm , biết nhấn mạnh, ngắt nghỉ theo nhịp .

  - Rèn trẻ khả năng chú ý, ghi nhớ có chủ định.

  - Phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

 3.Thái độ:

  - Trẻ hứng thú tham gia đọc thơ.

  - Giáo dục trẻ yêu thiên nhiên

II.Chuẩn bị :

 1. Đồ dùng của cô:  - Tranh minh họa bài thơ.

                                 - Đầu đĩa, băng nhạc.

 2. Đồ dùng của trẻ: - Đèn lồng đủ cho mỗi trẻ.

 3. Địa điểm:            - Trong lớp

III.Tổ chức thực hiện :

Hoạt động 1: Ổn định tổ chức:

 - Cho trẻ hát bài : “Đêm trung thu”

 * Trò chuyện:

 - Các con vừa hát bài gì?

 - Vào đêm trung thu thường có gì?

 - Đêm trung thu thường có trống, có lân, có ánh trắng sáng khắp phố phường.

 - Có một bài thơ rất hay cũng viết về ánh trăng tròn vào những đêm rằm. Đó là nội dung bài thơ:"Trăng sáng " của tác giả Trần Đăng Khoa sáng tác đấy, các con hãy chú ý lắng nghe cô đọc bài thơ này nhé !

 Hoạt đông 2: Hướng dẫn hoạt động:

1. Đọc thơ cho trẻ nghe:

 - Lần 1 : Cô đọc thơ diễn cảm

 - Lần 2 : Cô đọc thơ kết hợp sử dụng tranh minh họa.

2.Trích dẫn - đàm thoại - làm rõ ý:

 - Cô vừa đọc bài thơ gì ?Bài thơ do ai sáng tác?

 - Bài thơ nói về cái gì các con?

 * Cô đọc: “ Sân nhà……sáng ngời”

 -Trăng tròn như cái gì?

 * Cô đọc: Trăng tròn …... không rơi”

 * Giải thích từ khó: Các cháu có biết lửng lơ là như thế nào không?

 - Bây giờ các cháu xem cô thổi bong bóng xà phòng nhé!

 - Các cháu xem bong bóng bay như thế nào?

À đúng rồi, nó bay lơ lửng lưng chừng ko cao không thấp. lửng lơ là trạng thái lưng chừng như xà phòng long bóng.

  - Trăng khuyết giống cái gì các con?

 * Cô đọc: “ Những hôm…...đi chơi”

3. Dạy trẻ đọc thơ:

 - Cho trẻ đọc theo cô:  hình thức cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân( cô chú ý sửa sai lỗi trong phát âm cho trẻ) kết hợp làm điệu bộ minh họa.

4. Trò chơi: " Rước đèn"

 - Cô cho cả lớp đứng dậy hát và vận động theo nhịp bài hát “ Rước đèn dưới ánh trăng”. Trẻ vừa hát vừa chơi rước đèn xung quanh lớp.

* Củng cố: Hôm nay cô tập cho các con bài thơ gì? Do ai sáng tác?

Hoạt động 3: Kết thúc:

 - Cô nhận xét, động viên và khen trẻ

                                            

                               

 

 

Các tin khác