Khối Nhỡ
LÀM QUEN VĂN HỌC ĐỀ TÀI: THƠ: “CHIẾC CẦU MỚI”
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả. Trẻ thuộc và đọc diễn cảm bài thơ.
2. Kỹ năng:
- Phát triển ngôn ngữ: Đọc thơ mạch lạc, rõ ràng.
- Phát triển khả năng ghi nhớ có chủ định cho trẻ.
3. Thái độ:
- Giáo dục cháu biết yêu quý, kính trọng các cô chú công nhân xây dựng.
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động.
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng của cô: - Tranh minh họa nội dung bài thơ.
- Máy catset và băng nhạc, một đoạn clip giới thiệu về các nghề
2. Đồ dùng của cháu: Một số khối gỗ hình chữ nhật.
III. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của cô |
Hoạt động của trẻ |
Hoạt động 1: Ôn định tổ chức Cho trẻ xem 1 đoạn video giới thiệu về nghề xây dựng * Trò chuyện: - Cô cháu mình vừa xem 1 đoạn video giới thiệu nghề gì nào? - Chú công nhân xây dựng đang làm gì? - Để xây được nhà cho chúng ta ở, trường cho chúng ta học, các cô chú công nhân còn làm đường, làm cầu bắt qua những con sông để giao thông đi lại. Vậy các con có yêu quý cô chú công nhân không? Yêu quý thì các con phải như thế nào? * Giới thiệu bài: Có một bài thơ rất hay nói về các cô chú công nhân xây dựng đã xây nên chiếc cầu dài bắt qua sông và được mọi người rất khen ngợi. Đó là bài thơ: “ Chiếc cầu mới” của tác giả Thái Hoàng Linh. Hôm nay cô sẽ dạy cho các con đọc nhé! Hoạt động 2: Hướng dẫn hoạt động. 1. Cô đọc thơ cho trẻ nghe: - Lần 1: Cô đọc thơ kết hợp làm điệu bộ + Bài thơ cô vừa đọc có tên là gì? + Bài thơ do ai sáng tác? - Lần 2: Cô đọc thơ kết hợp cho trẻ xem tranh 2.Trích dẫn - đàm thoại: - Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? Bài thơ do ai sáng tác? - Chiếc cầu mới được xây ở đâu? *Trích dẫn: Trên dòng……………. dựng lên - Chiếc cầu được xây để làm gì? *Trích dẫn: Nhân dân ………………qua cầu - Các phương tiện giao thông và mọi người đi trên cầu cảm thấy như thế nào ? *Trích dẫn: Khách ngồi…………….cười hớn hở - Khi đi qua cầu, mọi người đã nói gì về các cô chú công nhân xây dựng? *Trích dẫn: Nhìn chiếc …………….xây dựng. - Qua bài thơ nhắc nhủ các con điều gì? * Giáo dục: trẻ yêu quý và phải biết các chú công nhân, biết giữ gìn và bảo vệ những thành quả mà người lao động làm ra. 3. Dạy trẻ học bài thơ: - Cô mời cả lớp đọc bài thơ (2 lần). - Cô cho 3 tổ thi đưa nhau đọc thơ (Khi trẻ đọc cô chú ý sửa sai, động viên, khuyến khích trẻ). - Cô cho nhóm nam, nữ lên đọc thơ - Cô mời1 trẻ lên đọc thơ - Cô cho cả lớp đọc thơ. 3. Trò chơi: Xây cầu - Cô giải thích luật chơi và cách chơi: + Cách chơi: Cô có rất nhiều khối gỗ, chia trẻ làm 2 đội, Khi nghe hiệu lệnh bắt đầu: Bạn đứng đầu hàng chạy lên lấy 1 khối gỗ để xây. sau đó chạy về chạm nhẹ vào tay bạn thứ 2, bạn thứ 2 chạy lên lấy tiếp khối gỗ để xây. Cứ như thế cho đến thời gian kết thúc. + Luật chơi: Đội nào xây cầu dài và nhanh hơn thì đội đó sẽ chiến thắng. - Cô tổ chức cho trẻ chơi Hoạt động 3: Kết thúc hoạt động. - Nhận xét tuyên dương. - Cả lớp hát bài: “Cháu yêu cô chú công nhân” |
-Trẻ xem phim -Trẻ trả lời theo suy nghĩ của trẻ -Trẻ lắng nghe -Trẻ chú ý lắng nghe cô đọc thơ -Trẻ trả lời theo suy nghĩ của trẻ -Trẻ chú ý lắng nghe cô đọc thơ Kết hợp xem tranh -Trẻ trả lời theo suy nghĩ của trẻ -Trẻ lắng nghe -Trẻ trả lời theo suy nghĩ của trẻ -Trẻ lắng nghe -Trẻ trả lời theo suy nghĩ của trẻ -Trẻ lắng nghe -Trẻ trả lời theo suy nghĩ của trẻ -Trẻ lắng nghe -Trẻ trả lời theo suy nghĩ của trẻ -Trẻ lắng nghe - Cả lớp đọc thơ - 3 Tổ thi đưa nhau đọc thơ - Nhóm nam, nữ lên đọc thơ -1 trẻ lên đọc thơ - Cả lớp đọc thơ -Trẻ lắng nghe cô giải thích luật chơi và cách chơi - Trẻ tham gia chơi -Trẻ lắng nghe -Trẻ hát và nghỉ |