Khối Nhỡ
KHÁM PHÁ XÃ HỘI ĐỀ TÀI: TRÒ CHUYỆN VỀ MỘT SỐ NGHỀ
I.Mục đích - yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết trong xã hội có nhiều nghề khác nhau, biết công việc chính, những dụng cụ và sản phẩm mà nghề đó tạo ra.
2. Kỹ năng:
- Trẻ trả lời được câu hỏi của cô một cách rõ ràng, mạch lạc.
- Rèn khả năng quan sát, chú ý có chủ định.
3. Thái độ:
- Trẻ biết nghề nào cũng có ích cho con người. Giáo dục trẻ biết yêu mến quý trọng người lao động, yêu lao động.
II.Chuẩn bị:
1.Đồ dùng của cô: - Ti vi, đầu đĩa, 1 đoạn clip về hình ảnh các nghề
- 1 hộp quà, 1 cái áo
- Tranh vẽ một số nghề nghiệp
2. Đồ dùng của trẻ: Một trẻ 1 rổ tranh lô tô dụng cụ và hình ảnh của một số nghề
III. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động 1: Ôn định tổ chức
Cho trẻ đọc bài thơ: “ Bé làm bao nhiêu nghề”
- Các con vừa đọc bài thơ gì?
- Trong bài thơ nhắc đến những nghề gì?
- Trong xã hội có rất nhiều nghề và nghề nào cũng cao quý, cũng có ích cho xã hội và đáng trân trọng. Vì vậy các con phải biết trân trọng các nghề, trân trọng những người lao động và những sản phẩm mà họ làm ra nhé!
* Hôm nay cô và các con cùng nhau tìm hiểu về một số nghề trong xã hội, nào các con hãy chú ý lên màn hình ti vi để xem nha!
Hoạt động 2: Hướng dẫn hoạt động.
1. Trò chuyện về một số nghề:
* Nghề xây dựng:
- Cô sử dụng hình ảnh trên ti vi, hỏi trẻ: Hình ảnh này nói về nghề gì?
- Tại sao con biết đây là nghề xây dựng?
- Chú thợ xây thường làm những công việc gì?
( Cô chỉ vào từng hình ảnh cho trẻ nhắc đến từng công việc của cô chú công nhân)
- Để xây được những thứ đó, các cô chú công nhân phải sử dụng những dụng cụ gì?
- Với những dụng cụ đó và với sức lao động của mình, các cô chú công nhân đã làm ra những sản phẩm gì?
À đúng rồi, các cô chú công nhân đã xây dựng nên những ngôi nhà đẹp cho chúng mình ở, xây trường cho chúng mình học, các cô chú còn làm đường, làm cầu bắt qua những con sông để giao thông đi lại…Thế các con có yêu quý các cô chú công nhân không?
* Nghề may:
- Cô nói trời tối – trời sáng: Các con thấy gì?
- Các con có muốn biết trong hộp quà có gì không? ( Cô mở hộp quà)
- Đây là chiếc áo mà mẹ bạn Ngọc đã may giúp cô đấy. Đố các con biết mẹ bạn Ngọc làm nghề gì?
- Ai biết gì về nghề may?
( Cho trẻ xem tranh)
- À đúng rồi đấy, thế để làm được những việc đó thì người thợ may cần phải có những dụng cụ gì?
- Các con ạ, các cô thợ may đã thiết kế ra rất nhiều các mẫu quần áo đẹp, váy đẹp. ngoài ra các cô còn may được nhiều thứ khác như vỏ gối, chăn , ra, rèm cửa…
- Thế được mặc quần áo đẹp các con có thích không?
- Đó chính là nhờ có công may vá của những người thợ may đấy. Vậy khi mặc quần áo, khi sử dụng các sản phẩm may thì các con phải như thế nào?
* Nghề Y:
- Các con có biết mỗi khi mọi người bị bệnh thì người ta phải đi đến đâu để khám và điều trị không?
- Ai sẽ là người khám bệnh cho bệnh nhân?
- Tại sao con biết đây là Y?
- Các con nhìn xem đây là hình ảnh về nghề gì?
- Bác sĩ thường làm những công việc gì?
- Để làm được những công việc đó bác sĩ cần phải có những dụng cụ gì?
- Nghề bác sĩ đối với mọi người như thế nào? Vì sao lại cần thiết?
Đúng rồi, nghề bác sĩ rất cần thiết cho xã hội, cho mọi người vì nó giúp cho những người bệnh khỏi ốm, khỏi bệnh, qua được những lúc nguy hiểm, đem lại hạnh phúc cho mọi người và cho mọi gia đình. Vì vậy các con phải yêu mến và biết ơn các bác sĩ, y tá đã chữa khỏi bệnh cho mọi người.
* Củng cố: Vừa rồi các con được tìm hiểu về những nghề gì?
* Mở rộng:
- Ngoài những nghề đó ra các con còn biết những nghề gì khác nữa?
- Cô cho trẻ kể.
Giáo dục: Trẻ phải biết trân trọng các nghề, trân trọng những người lao động và những sản phẩm mà họ làm.
2. Luyện tập: “ Thi xem ai nhanh”
- Cô phát cho mỗi trẻ một rổ tranh lô tô các nghề và dụng cụ của các nghề đó.
Cô yêu cầu trẻ đưa tranh theo yêu cầu của cô và nói tên nghề , công việc của các nghề hoặc dụng cụ của nghề.
Ví dụ: Cô nói nghề gì Khám bệnh – Nghề y
Cô nói quần áo – Trẻ nói thợ may
3. Trò chơi: “ Tìm dụng cụ theo nghề”
- Cô giải thích luật chơi và cách chơi
- Cô cho trẻ chọn 1 loại dụng cụ nghề trẻ thích, Cô bắt bài hát trẻ vừa đi cừa hát. Khi có hiệu lệnh của cô: “ Tìm dụng cụ theo nghề” thì trẻ có dụng cụ của nghề nào thì về đúng tranh của nghề đó. Ai về sai phải nhảy lò cò.
- Cô cho trẻ chơi 2 – 3 lần.
Hoạt động 3: Kết thúc hoạt động
- Nhận xét tuyên dương
- Cho trẻ hát bài: : “Cháu yêu cô chú công nhân” và nghỉ./.