Khối Nhỡ
TẠO HÌNH Đề tài: Nặn cái bát ( Mẫu)
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết làm mềm đất, xoay tròn, ấn bẹp, miết đất, ấn lõm... để tạo thành cái bát.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng: Nhào đất, chia đất, xoay tròn, ấn lõm, miết đất.
- Phát triển sự khéo léo của đôi bàn tay.
3. Thái độ:
- Trẻ hứng thú tham gia giờ học tích cực. Trẻ biết giữ vệ sinh khi nặn.
- Trẻ biết sử dụng bát cẩn thận, không làm vỡ bát.
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng của cô:
- Câu đố về cái bát, 1 Cái bát thật.
- 1 cái bát nặn mẫu của cô, đất nặn, bảng con, khăn lau tay, đĩa đựng sản phẩm.
- Bàn trưng bày sản phẩm của trẻ.
2. Đồ dùng của trẻ:
- Đất nặn, bảng, đĩa, khăn, dao gọt bằng nhựa, rổ đựng nguyên vật liệu.
- Bàn đủ cho trẻ ngồi.
3. Địa điểm: Trong lớp
III. Quá trình hoạt động:
Hoạt động của cô |
Hoạt động của trẻ |
Hoạt động 1: Ôn định tổ chức: - Cô đọc câu đố về cái bát: “Một đàn cò trắng phau phau Ăn no tắm mát rủ nhau đi nằm” Đố là cái gì? - Cái bát là đồ dùng ở đâu? - Cái bát được dùng để làm gì? - Để có được cái bát cho các con ăn cơm hàng ngày, Bố mẹ phải làm việc vất vả kiếm tiền mới mua được. - Vì vậy khi sử dụng các con phải như thế nào? * Giới thiệu bài: Hôm nay các con có muốn nặn cho mình một cái bát thật xinh để tặng cho bố mẹ không? Muốn nặn được cái bát các con xem cô nặn nhé! Hoạt động 2: Hướng dẫn hoạt động. 1. Quan sát, đàm thoại: + Cô cho trẻ quan sát cái bát thật: - Cô có gì đây? - Con có nhận xét gì về chiếc bát này? - Bát có mấy phần? - Được làm bằng gì? - Bát được dùng để làm gì? - Ngoài chiếc bát được làm bằng sành sứ ra, con còn biết những loại bát nào khác? + Cho trẻ quan sát mẫu của cô: - Cô cũng đã nặn sẵn một cái bát, các con cùng chuyền tay nhau quan sát. - Chiếc bát có mấy phần? - Nó được làm bằng gì? - Có màu gì? - Để nặn được chiếc bát này cô đã nặn như thế nào? - Các con có muốn nặn được chiếc bát giống như của cô không? 2. Cô làm mẫu và giải thích: - Để nặn được cái bát như thế này: Trước tiên cô chọn đất, làm mềm đất, bằng cách vê đất lại và nhào đất. Sau đó cô chia đất làm 2 phần, phần đất to làm thân bát, phần đất nhỏ làm đế bát. Phần đất to cô đặt xuống bảng úp lòng bàn tay lên đất rồi xoay tròn. Từ một khối tròn cô dùng ngón tay cái ấn lõm và miết đều cho lòng bát rộng ra, đến khi thành hình cái bát. Khối đất nhỏ cô đặt lên bảng ấn bẹp để làm đế bát. Vậy là cô đã nặn xong cái bát rồi 3. Trẻ thực hiện: - Cho trẻ đi bê bàn và lấy nguyên vật liệu về chỗ ngồi. - Trước khi nặn cô cho trẻ nhắc lại cách nặn cái bát. + Hỏi trẻ con sẽ nặn cái bát như thế nào? + Cái bát có mấy phần? - Khi trẻ thực hiện cô mở nhạc không lời cho trẻ nghe. - Trong quá trình trẻ thực hiện cô bao quát, theo dõi, gợi ý và hướng dẫn cho những trẻ còn lúng túng. - Nhắc nhỡ trẻ hoàn thành sản phẩm của mình trước khi kết thúc hoạt động. 4. Trưng bày và nhận xét sản phẩm: - Trẻ trưng bày sản phẩm. - Cô cùng trẻ nhận xét sản phẩm của mình và của bạn. - Con thích cái bát nào? Vì sao con thích? - Theo con để cái bát này đẹp hơn thì phải làm gì? Hoạt động 3 : Kết thúc - Cô nhận xét - tuyên dương trẻ. - Cả lớp đọc lại bài thơ: “ Cái bát xinh xinh”. Nghỉ. |
- Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời cô theo ý hiểu - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời cô theo ý hiểu - Trẻ lắng nghe - Trẻ quan sát và trả lời cô theo ý hiểu - Trẻ trả lời cô theo ý hiểu - Trẻ chuyền tay nhau quan sát cái bát mẫu của cô - Trẻ trả lời cô theo ý hiểu - Trẻ quan sát cô nặn mẫu và lắng nghe cô giải thích cách nặn - Trẻ đi bê bàn và lấy nguyên vật liệu - Trẻ nhắc lại cách nặn - Trẻ thực hiện - Trẻ trưng bày sản phẩm và nhận xét sản phẩm của bạn - Trẻ lắng nghe - Trẻ đọc thơ và nghỉ |