Khối Nhỡ

Cập nhật lúc : 20:44 05/12/2022  

ÂM NHẠC Đề tài: NDTT: VĐTN: “Lớn lên cháu lái máy cày” NDKH: NH: “Tía má em” TCAN: Nghe tiếng hát tìm đồ vật

I. Mục đích- yêu cầu:

1. Kiến thức:

- Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả, hát thuộc lời bài hát và biết vận động vỗ tay theo nhịp bài hát: “ Lớn lên cháu lái máy cày”.

2. Kỹ năng:

- Trẻ hát nhịp nhàng, biết kết hợp vỗ tay theo nhịp để đệm cho bài hát.

- Phát Triển tai nghe.

3. Thái độ:

- Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động.

II. Chuẩn bị:

1. Đồ dùng của cô: Nhạc đệm bài hát “Lớn lên cháu lái máy cày”

2. Đồ dùng của trẻ: Trống, thanh gõ, sắc xô đủ cho trẻ

III. Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

  Hoạt động 1: Ôn định tổ chức:

 - Cô đố trẻ: “ Không phải bò, chẳng phải trâu

   Quanh năm cày cuốc giúp cho con người”

 - Đố các con đó là máy gì?

 - Chiếc máy cày giúp ích gì cho người nông dân ?

* Giới thiệu bài: Chiếc máy cày giúp cho người nông dân cày xới đất nhanh hơn, đỡ vất vả hơn. Và có một bài hát rất hay nói về một bạn nhỏ ao ước lớn lên mình sẽ được lái máy cày. Vậy để biết đó là bài hát gì, bây giờ các con hãy lắng nghe giai điệu của bài hát nhé!

 - Cô cho trẻ nghe giai điệu và đoán tên bài hát

 - Đó là giai điệu bài hát gì? Do ai sáng tác?

 - Cho cả lớp hát lại bài hát (2 lần).

 - Để bài hát được hay hơn và vui nhộn hơn, hôm nay cô sẽ hướng dẫn cho các con vận động vỗ tay theo nhịp bài hát này nhé!

Hoạt động 2: Hướng dẫn hoạt động

1. VĐTN: "Lớn lên cháu lái máy cày"

 * Cô làm mẫu:

 - Lần 1: Cô vừa hát vừa vỗ tay theo nhịp có nhạc

( không giải thích)

-Lần 2: Cô vừa hát vừa vỗ tay theo nhịp (không nhạc)

* Cô phân tích cách vỗ tay theo nhịp: Vỗ tay theo nhịp là các con sẽ vỗ 2 tay vào nhau ở phách mạnh từ

“ Cháu” và mở ra ở phách nhẹ từ “ xem”. Cứ vỗ vào mở ra như vậy cho đến khi kết thúc bài hát.

* Trẻ thực hiện:

- Cho cả lớp thực hiện (2 lần)

- Thi đua 3 tổ hát và vỗ bằng dụng cụ tự chọn.

- Mời nhóm trẻ lên biễu diễn.

- 1 – 2 trẻ lên thực hiện

- Cả lớp thực hiện lại (1 lần)

(Khi trẻ thực hiện cô chú ý sửa sai cho trẻ ).

* Củng cố: Vừa rồi cô cho cả lớp vận động theo nhạc bài hát gì? Do ai sáng tác?

2. Nghe hát: Bài “Tía má em

Hôm nay cô sẽ hát tặng các con bài hát “Tía má em” do chú Văn Lương sáng tác. Các con cùng lắng nghe

- Cô hát lần 1: Cô hát có nhạc đệm

+ Cô vừa hát bài hát gì? Do ai sáng tác?

+ Giảng giải nội dung bài hát: Bài hát nói lên công việc vất vả của người nông dân từ sáng sớm đã có mặt trên đồng.

- Cô hát lần 2: Cô hát kết hợp động tác múa minh họa (Khuyến khích trẻ hát cùng cô)

3. Trò chơi: “Nghe tiếng hát tìm đồ vật

- Cách chơi: Cô cho trẻ ngồi thành hình vòng tròn. Cháu A đi ra bên ngoài lớp. Cô dấu đồ vật vào 1 trẻ, mỗi trẻ cách nhau 1 khoảng cách nhất định. Cả lớp hát, cháu A từ ngoài vào, đi men theo các bạn ngồi vòng tròn. Nếu cháu A đi càng đến đồ vật cất dấu thì cả lớp càng hát to dần lên, nếu đi càng xa đồ vật thì cả lớp càng hát nhỏ dần. Cháu A sẽ lắng nghe tiếng hát để chỉ vào chổ dấu đồ vật. Cháu A chỉ đúng thì được cả lớp hoan hô và trẻ có đồ vật bị tìm thấy sẽ tiếp tục làm người chơi.

- Luật chơi: Nếu cháu A không tìm được đồ vật cất

dấu thì phải nhảy lò cò hoặc đứng giữa lớp hát một

bài, cô chỉ định người khác lên chơi.

- Tổ chức cho trẻ chơi 2- 3 lần

Hoạt động 3: Kết thúc hoạt động

- Cô nhận xét, động viên và khen trẻ

- Cô cho trẻ hát bài hát “Lớn lên cháu lái máy cày”

và nghỉ./.

 

- Trẻ lắng nghe cô đố

- Trẻ trả lời cô theo ý hiểu

- Trẻ lắng nghe cô nói

- Trẻ lắng nghe giai điệu

- Trẻ trả lời cô theo ý hiểu

- Cả lớp hát

-Trẻ lắng nghe

-Trẻ lắng nghe cô hát

-Trẻ lắng nghe cô hát và xem cô phân tích động tác

-Trẻ thực hiện

- Trẻ trả lời cô theo ý hiểu

-Trẻ lắng nghe cô nói

-Trẻ lắng nghe cô hát

-Trẻ trả lời cô theo ý hiểu

-Trẻ lắng nghe cô nói

-Trẻ lắng nghe cô hát

- Trẻ lắng nghe cô giải thích

cách chơi, luật chơi

- Trẻ tham gia chơi

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ hát và nghỉ

Các tin khác