Khối Nhỡ

Cập nhật lúc : 15:04 23/01/2018  

KHÁM PHÁ KHOA HỌC ĐỀ TÀI : TÌM HIỂU VỀ MỘT SỐ LOẠI RAU

I. Mục đích- yêu cầu:

1. Kiến thức:

- Giúp trẻ biết tên các loại rau. Nếu được đặc điểm nổi bật của một số loại rau và biết được ích lợi của một số loại rau.

2. Kỹ năng:

- Trẻ nhận biết tính đa dạng về hình dạng, kích thước của các loại rau, các món ăn được chế biến từ rau.

- Phát triển khả năng chú ý ghi nhớ có chủ định.

- Rèn kĩ năng quan sát, biết so sánh và nhận xét đặc điểm giống và khác nhau giữa 2 đối tượng.

3. Thái độ:

- Giáo dục trẻ thích ăn rau và cách chăm sóc, bảo vệ rau, biết giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường.

II. Chuẩn bị          

1. Đồ dùng của cô:

- Tranh một số loại rau.

- Vật thật: Một số loại rau như : Rau cải xanh, củ cải, củ cà rốt, quả cà chua.

- Tivi, đầu video, đĩa CD về các loại rau củ quả.

2. Đồ dùng của trẻ:

- Tranh lô tô về các loại rau củ quả.

- 3 bức tranh có hình ảnh 3 nhóm rau.

III. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động 1: Ổn định tổ chức

- Cô cùng trẻ hát bài “Bầu và bí”

* Trò chuyện:

- Bài hát đã nhắc đến loại rau nào? Đây là loại rau ăn gì? Ở nhà các con có được mẹ nấu cho ăn không? Ngoài bầu và bí các con còn được mẹ nấu cho ăn những loại rau gì nữa?

-À, từ trước đến nay chúng ta đã từng ăn nhiều loại rau, thế các con đã biết đặc điểm của 1 số loại rau chưa?

- Hôm nay chúng ta sẽ cũng nhau tìm hiểu về 1 số loại rau nhé!

Hoạt động 2: Hướng dẫn hoạt động

1. Tìm hiểu về một số loại rau:

* Rau cải xanh:

 - Cô đọc câu đố :

           “ Tôi mọc trong vườn

              Tàu lá xanh xanh

              Tôi để nấu canh

               Để xào, để luộc”

 - Đố các con đó là loại rau gì?( Rau cải xanh)

 - Cô đưa rau cải xanh thật ra và hỏi trẻ:

 - Đây là phần gì của rau? (Rễ, thân, lá)

 - Con xem lá cải xanh thế nào? To hay nhỏ? Dài hay tròn? Có màu gì?

 - Rau cải xanh là loại rau ăn gì? (Rau ăn lá)

 - Mẹ thường nấu món nào cho con ăn? (Canh, xào, luộc...)

 - Ăn rau cải xanh cung cấp cho ta chất gì?

 - Trước khi ăn chúng ta phải làm gì?

 - Rau cải xanh có nhiều vitaminC, ăn vào giúp cơ thể các con mát mẽ, khỏe mạnh, kháng được bệnh, da dẻ hồng hào. Vì thế các con cần ăn nhiều rau nhé! Nhưng trước khi ăn chúng ta phải cắt nhỏ, rửa sạch, nấu chín. Rau cải xanh có thể nấu canh, xào, luộc…

 *Qủa cà chua:

 - Cô đố:

          “Cũng gọi là cà

            Nhưng vỏ màu đỏ

            Luộc hấp xào bưng

           Đều ăn được cả”?

 - Đó là quả gì? (Cà chua)

 - Cô đưa quả cà chua thật ra và hỏi trẻ:

 - Các con có nhận xét gì về quả cà chua?

 - Cho trẻ sờ quả cà chua, cô hỏi trẻ:

 - Vỏ quả cà chua như thế nào? ( Võ nhẵn)

 - Qủa cà chua có màu gì? Qủa cà chua có dạng hình gì?

 - Trong ruột quả cà có gì? Hạt ít hay nhiều?

 - Cô bổ quả cà chua ra cho trẻ xem.

 - Cà chua là loại rau ăn gì? ( Rau ăn quả)

 - Làm món gì để ăn? Ăn có vị gì?  (Nấu canh, xào, ăn sống, làm nước sốt...)

 - Cô nhấn mạnh: Quả cà chua làm được rất nhiều món ăn ngon và bổ dưỡng vì có rất nhiều vitaminA, C giúp mắt các con sáng hơn, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Vì vậy các con cần ăn nhiều cà chua sẽ tốt cho cơ thể.

* Củ cà rốt:

 - Đố các con: “ Củ gì đo đỏ - con thỏ thích ăn?”

 - Nhìn xem cô có gì nè? (Củ cà rốt)

- Củ cà rốt có đặc điểm gì? Củ cà rốt có màu gì? (dài, 1 đầu to, 1 đầu nhỏ, màu cam, dùng để nấu ăn)

 - Vỏ củ cà rốt nhẵn hay sần? ( Cô cho trẻ cầm và sở)

 - Còn đây là gì? Màu gì? ( Cuống lá, màu xanh)

 - Lá củ cà rốt có ăn được không? ( Không ăn được)

 - Cà rốt là loại rau ăn gì? (Rau ăn củ)

 - Trước khi ăn củ cà rốt chúng ta phải làm gì?

 - Củ cà rốt ăn ngon và bổ, có thể chế biến nhiều món ăn.

* Củ cải trắng :

 - Cô đưa “Củ cải trắng” ra cho trẻ quan sát

- Hỏi trẻ đây là củ gì? (Củ cải trắng)

- Củ cải trắng có màu gì? (Màu trắng)

- Các con có nhận xét gì về củ cải trắng? Có dạng hình gì? (Có dạng hình tròn dài, 1 đầu to, 1 đầu nhỏ)

- Cuốn lá có màu gì? ( cuốn lá màu xanh)

- Vỏ củ cải nhẵn hay sần? ( vỏ nhẵn)

- Cô cho trẻ cầm và sờ vào vỏ củ cải

- Củ cải là loại rau ăn gì? (Rau ăn củ)

- Dùng để làm gì? (Nấu ăn)

- Trước khi ăn củ cải chúng ta phải làm gì?

- Để có nhiều rau ăn chúng ta phải làm gì?( Phải trồng, chăm sóc và bảo vệ)

- Khi chế biến các món ăn vỏ và cuốn rau chúng ta để ở đâu?

Giáo dục: Khi chế biến các món ăn vỏ và cuốn rau chúng ta để vào sọt rác, đúng nơi quy định, không được vứt bừa bãi để bảo vệ môi trường

2. So sánh:

- Cô bày 3 loại rau: Rau cải xanh, cà chua, cà rốt lên bàn và hỏi trẻ: ba loại rau này có đặc điểm gì:

+ Giống nhau: Cùng gọi là rau và cùng cung cấp chất vitamin và muối khoáng.

+ Khác nhau: Cà rốt thuộc nhóm rau ăn củ, rau cải xanh thuộc nhóm rau ăn lá, cà chua thuộc nhóm rau ăn quả.

- Cho trẻ kể tên 1 số loại rau củ quả mà trẻ biết.(Cô chiếu hình ảnh củ xu hào, củ hành tây, củ khoai tây, rau khoai, rau muống. cà tím, cà pháo...)

- Cô nhấn mạnh:  Các loại rau này tuy khác nhau vể tên gọi, đặc điểm… nhưng đều gọi chung là 1 số loại rau. Vì chúng thường được dùng để chế biến thức ăn trong bữa cơm hàng ngày, cung cấp các vitamin, chất bổ cần thiết, giúp cơ thể khỏe mạnh, hồng hào, thông minh, học giỏi. vì thế các con nhớ ăn nhiều các loại rau khi mẹ nấu canh, xào, luộc, ăn sống nữa nhé!

3. Luyện tập: “Giơ nhanh đọc đúng”

- Cô phát lô tô các loại rau cho cả lớp.

- Cô nói đặc đểm, hình dạng của loại rau gì thì trẻ chọn tranh lô tô loại rau đó giơ lên hoặc cô nói tên rau, trẻ chọn tranh lô tô giơ lên và nói rau ăn củ ( ăn quả, ăn lá)

Ví dụ: Cô nói rau gì dài,1đầu to,1 đầu nhỏ, màu cam – trẻ chọn củ cà rốt giơ lên và nói tên củ cà rốt.

Hoặc cuu nói quả cà chua – trẻ đưa tranh lô tô lên và nói rau ăn quả  

4. Trò chơi: “Về đúng nhà”

- Cô thu rổ lô tô và cho mỗi trẻ giữ lại 1 thẻ mà mình yêu thích nhất.

- Cô để 3 ngôi nhà có hình ảnh 3 nhóm rau.

- Trẻ đi vòng tròn vừa đi vừa hát. Khi kết thúc bài hát, bạn nào có lô tô hình gì (Loại rau ăn gì) Thì về đúng nhà có hình ảnh loại rau đó. Trẻ nào về sai nhà, thì phải nhảy lò cò 1 vòng.

Hoạt động 3: Kết thúc:

- Cô nhận xét, tuyên dương trẻ

- Cho trẻ hát bài: “ Su hào”. nghỉ/.

Các tin khác