Khối Nhỡ
ÂM NHẠC ĐỀ TÀI: NDTT: DH:
I.Mục đích - yêu cầu:
1.Kiến thức:
- Trẻ thuộc lời, biết tên bài hát, nắm được giai điệu của bài hát.
2.Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng ca hát, hát đúng giai điệu, lời ca và thể hiện sắc thái của bài hát qua giọng hát, nét mặt. Phát Triển tai nghe.
3.Thái độ:
- Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động.
- Giáo dục trẻ biết chăm ngoan để ba mẹ vui lòng.
II.Chuẩn bị:
1. Đồ dùng của cô: Tivi, laptop, đĩa nhạc các bài hát trong chủ đề
2. Đồ dùng của trẻ: Dụng cụ âm nhạc
3. Địa điểm: Trong lớp
III. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của cô |
Hoạt động của trẻ |
Hoạt động 1: Ổn đinh tổ chức - Cho cho trẻ xem 1 đoạn video hình ảnh buổi sinh nhật của một bạn trong lớp và trò chuyện về nội dung hình ảnh đó. * Trò chuyện: - Các con vừa xem video về hình ảnh gì? - Đúng rồi, đây là hình ảnh video về buổi tiệc sinh nhật của bạn Fami lúc 3 tuổi. Mỗi năm, khi bước sang một tuổi mới, bạn Fami đều được bố mẹ tổ chức sinh nhật và sắp tới sẽ là sinh nhật bạn ấy tròn 4 tuổi. - Chúng mình cùng tập bài hát: “ Mừng sinh nhật” nhạc nước ngoài, dịch lời “ Đào Ngọc Dung” để hôm đó sẽ hát thật vui chúc mừng bạn ấy nhé! Hoạt động 2: Hướng dẫn hoạt động 1. Dạy hát bài : "Mừng sinh nhất". a. Cô hát mẫu: - Cô hát mẫu lần 1: Hát trọn vẹn bài hát có nhạc đệm. + Cô vừa hát bài gì? Bài hát nói về điều gì? + Các con biết không, sinh nhật là dịp kỉ niệm ngày mình được sinh ra. Mỗi năm khi chúng mình bước sang một tuổi mới, chúng mình đều kỉ niệm ngày này. Nên mỗi khi đến sinh nhật, ai cũng được người thân, bạn bè của mình hát bài hát này để chúc mừng. Nào các con hãy chú ý lắng nghe cô hát thêm một lần nữa nha. - Cô hát lần 2: Không nhạc (Nhắc lại tên bài hát, tên tác giả). b. Dạy trẻ hát: - Cô giới thiệu bài hát này được chia làm 4 đoạn. + Đoạn 1: “ Chào mừng…………….đáng yêu” + Đoạn 2: “Mừng ngày……………. toả sáng”. + Đoạn 3: “ Chào mừng ………………dễ thương” . + Đoạn 4: “ Và cầu chúc………..trọn cuộc đời”. - Cô dạy trẻ hát lần lượt từng đoạn 1. - Cô hát mẫu từng đoạn - Trẻ hát theo cô ( khi trẻ thực hiện cô chú ý sửa sai cho trẻ). - Trẻ nghe tiếng đàn và hát theo tiếng đàn. - Sau khi trẻ hát được cả 4 đoạn, cô cho cả lớp hát lại 2 lần ( lần đầu không có nhạc, lần 2 có nhạc). - Tiếp tục cho trẻ hát dưới hình thức tổ, nhóm, cá nhân. - Cả lớp hát lại theo nhạc. * Củng cố: Vừa rồi cô tập cho cả lớp hát bài gì? 2.Trò chơi: " Nghe nhạc đoán tên bài hát" - Cô giới thiệu tên trò chơi. - Cô nêu cách chơi : Cô chia trẻ làm 3 đội. Mỗi đội có 1 dụng cụ âm nhạc do bạn đội trưởng cầm, Cô sẽ mở nhạc có giai điệu các bài hát trong chủ đề. Nhiệm vụ của các đội là phải dùng dụng cụ âm nhạc để làm tín hiệu trả lời. Đội nào có tín hiệu trả lời trước thì được quyền trả lời, nếu trả lời sai đội bạn sẽ trả lời tiếp theo. Cô cho trẻ nghe 4 – 5 bài hát, sau mỗi lần đoán tên bài hát, đội đó sẽ phải hát 1 đoạn trong bài hát hát đó. - Cô cho trẻ tự nhận xét kết quả chơi lẫn nhau, Cô cho trẻ kiểm tra kết qủa trên màn hình ti vi. 3. Nghe hát: Bài: “ Sinh Nhật Hồng” Cô hát tặng các con bài hát: “Sinh Nhật Hồng” của nhạc sĩ Ngô Quốc Thắng nhé - Cô hát lần 1: Có nhạc đệm + Cô vừa hát bài hát gì? Do ai sáng tác? + Nội dung bài hát sinh nhật hồng cho em thêm tuổi mới, sinh nhật hồng các bạn sẽ đến cùng chúc mừng, cùng chung vui và cùng hát những bài ca trong vòng tay bạn bè. Các con nhớ hứa với ông bà, cha mẹ và mọi người là mình sẽ trở thành con ngoan trò giỏi sau mỗi lần sinh nhật mới nhé. - Cô hát lần 2: Kết hợp động tác múa minh họa (Khuyến khích trẻ hát cùng cô) Hoạt động 3: Kết thúc hoạt động - Cô nhận xét, động viên và khen trẻ - Cho trẻ hát lại bài hát :"Mừng sinh nhật" và nghỉ.
|
- Trẻ xem viedeo cùng cô - Trẻ trả lời cô theo ý hiểu - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe cô hát - Trẻ trả lời cô theo ý hiểu - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe cô hát - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe cô hát - Trẻ hát theo cô - Trẻ nghe và hát theo tiếng đàn. - Cả lớp hát - Trẻ hát theo hình thức tổ, nhóm, cá nhân - Cả lớp hát - Trẻ trả lời cô theo ý hiểu - Trẻ lắng nghe cô giới thiệu trò chơi, cách chơi - Trẻ chơi và tự nhận xét kết quả chơi lẫn nhau - Trẻ chú ý nghe cô nói - Trẻ lắng nghe cô hát - Trẻ trả lời cô theo ý hiểu - Trẻ chú ý nghe cô nói - Trẻ lắng nghe cô hát và hát cùng cô - Trẻ lắng nghe - Trẻ hát và nghỉ. |