Khối Nhỡ
LÀM QUEN VĂN HỌC ĐỀ TÀI : THƠ “ ÔNG MẶT TRỜI BẬT LỬA ”
I. Mục đích – yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ thuộc tên bài thơ, tên tác giả, thuộc và hiểu được nội dung bài thơ.
2. Kỹ năng:
- Trẻ đọc diễn cảm bài thơ. Phát triển ngôn ngữ.
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ khi đi ra ngoài trời nắng phải đội mũ, đeo khẩu trang. Biết tìm những nơi mát mẻ để chơi.
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng của cô
- Tranh minh hoạ theo nội dung bài thơ.
- 2 tấm bảng đa năng
2. Đồ dùng của trẻ:
- 2 bộ tranh rời theo nội dung bài thơ.
III. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động 1: Ổn định tổ chức:
- Cho trẻ hát bài: “ Nắng sớm”
- Các con vừa hát bài gì?
- Khi nào thì có nắng?
- Khi ông mặt trời xuất hiện chiếu xuống những tia nắng làm cho ta thấy như thế nào?
- Khi ra đường gặp trời nắng chúng ta phải làm gì? Vì sao?
* Giáo dục: trẻ khi đi ra ngoài trời nắng phải đội mũ, đeo khẩu trang. Biết tìm những nơi mát mẻ để chơi.
* Giới thiệu bài:
- Có một bài thơ nói về các hiện tượng tự nhiên như mây, mưa, sấm chớp, trăng sao. Những hiện tượng này được nhà thơ nhân cách hóa trở thành những con người thật gần gũi, quen thuộc với chúng ta. Đó là bài thơ : “ Ông mặt trời bật lửa”, Do cô Đỗ Thanh Xuân sáng tác?
- Hôm nay cô sẽ dạy cho các con đọc nhé!
Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hiện:
1. Cô đọc diễn cảm bài thơ:
- Lần 1: Cô đọc diễn cảm không tranh
- Lần 2: Cô đọc diễn cảm có tranh.
2. Trích dẫn đàm thoại:
- Cô vừa đọc xong bài thơ gì?
- Bài thơ do ai sáng tác?
- Mở đầu bài thơ cô Đỗ Thanh Xuân nói đến ai?
- Điều gì đã xảy ra khi chị mây xuất hiện?
“ Chị mây…………………….trốn cả rồi”
- Đất đang nóng lòng chờ đợi điều gì?
“ Đất nóng……………………mưa ơi”
* Giải thích từ khó: “ Nóng lòng” nói lên sự mong mỏi, chờ đợi.
- Điều gì đã xảy ra khi những hạt mưa rơi xuống?
“ Mưa, mưa………………………….uống nước”
- Tiếng gì đã làm cho em bé bừng tỉnh giấc?
“ Ông sấm………………………tỉnh giấc”
- Ông sấm có vổ tay được không? Ai mới có thể vổ tay được?
* Cô giải thích: “ Khi trời mưa thường có tiếng sấm và trong bài thơ, nhà thơ đã nhân cách hóa tiếng sấm như tiếng vỗ tay của con người.”
- Câu thơ nào miêu tả về ánh chớp?
“ Chớp bỗng…………………….ruộng vườn”
- Tia chớp lóe sáng đó được tác giả ví với hình ảnh gì?
“ Ơ! Ông trời…………………….trổ bông”
- Cô khái quát: Trong bài thơ tác giả gọi những hiện tượng thiên nhiên là chị mây, ông sấm, ông mặt trời, điều này giúp các con thấy gần gũi hơn với các hiện tượng tự nhiên.
3. Dạy trẻ đọc thơ:
- Cả lớp đọc 2 lần theo cô từng câu cho đến hết bài thơ
- 3 Tổ thi nhau đọc
- Nhóm
- Cá nhân
(Chú ý sửa sai và rèn trẻ đọc diễn cảm)
- Cả lớp đọc 1 lần
4. Trò chơi: “ Dán tranh theo nội dung bài thơ”
- Cô có 2 bộ tranh rời theo nội dung bài thơ, chia trẻ làm 2 đội thi nhau lên gắn tranh. Đội nào gắn nhanh và đúng theo nội dung bài thơ đội đó chiến thắng.
- Cho trẻ 2- 3 lần
Hoạt động 3: Kết thúc hoạt động
- Cho trẻ hát bài: “ Mây và gió” và nghỉ