Khối Nhỡ

Cập nhật lúc : 15:40 05/12/2022  

LQVT: SO SÁNH CHIỀU CAO, CÂN NẶNG VỚI CÁC BẠN ( Ai cao hơn - thấp hơn; ai nhẹ hơn – nặng hơn)..

I. Mục đích - yêu cầu:

 1. Kiến thức:

 - Trẻ biết phân biệt các khái niệm: Cao hơn - thấp hơn; nhẹ hơn – nặng hơn .

 - Trẻ biết nguyên nhân khiến cơ thể khỏe mạnh hay ốm yếu, khiến cân nặng của người nặng hay nhẹ.

2. Kỹ năng:

 - Trẻ nắm được kĩ năng đo. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

3. Thái độ:

 - Trẻ hứng thú tham gia hoạt động

 - Giáo dục trẻ có ý thức chăm sóc sức khỏe cho bản thân và những người xung quanh.

II. Chuẩn bị:

* Đồ dùng của cô:

 - Thước đo chiều cao, Bảng đo chiều cao

 - 1 cái bập bênh

 - Một số loại quả, củ thật.

 * Đồ dùng của trẻ:

 - Rổ đồ chơi có các đồ vật có trọng lượng khác nhau.

 - Cân đĩa : 2 cái cho 2 nhóm trẻ, 2 móc áo, 2 sợi dây, 2 cái túi bìa to.

*  Địa điểm: Trong lớp   

III. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

 

Hoạt động 1: Ôn định tổ chức.

 - Cho trẻ hát bài " Khuôn mặt cười”

 * Trò chuyện:

 - Các con vừa hát bài hát gì ?

 - Bài hát nói về bộ phận nào  ?

 - Các con có vui không ?

 * Cô giải thích : vui vẻ rất có lợi cho sức khỏe của các con đấy.

Hoạt động 2: Hướng dẫn hoạt động :

1.Ôn nhận biệt những bộ phận có đôi :

 - Trên cơ thể của các con có những bộ phận nào?

 - Vậy bộ phận các con vừa kể những bộ phận nào có đôi?

- Cô mời một vài trẻ lên chỉ và kể những bộ phận có đôi trên cơ thể trẻ.

2.Dạy trẻ so sánh chiều cao, cân nặng với các bạn:

* Cao hơn – thấp hơn :

- Hôm nay cô và các cháu hãy đo chiều cao của các bạn xem ai cao hơn, ai thấp hơn nhé!

- Cô mời 2 trẻ có chiều cao khác nhau rõ rệt. Cô yêu cầu trẻ đứng sát vào bảng, cô vạch 1 đường bằng bút lên bảng, từ chỏm đầu của trẻ.

- Cô hỏi trẻ:

+ Bạn nào cao hơn ?

- Cô dùng thước đo chiều cao từ sàn lên đến vạch kẻ và nói với trẻ. (Bạn A cao hơn bạn B. bạn B thấp hơn bạn A).

- Cô cho cả lớp, tổ, cá nhân nhắc lại: (Bạn A cao hơn bạn B. bạn B thấp hơn bạn A).

 - Cô cho một vài trẻ lên và đo chiều cao của trẻ bằng cách vạch bút lên bảng.

* Nặng hơn – nhẹ hơn :

 - Cô mời 2 bạn ( bạn A gầy – bạn B béo).

 - Cô đố các con, bạn A và bạn B bạn nào nặng hơn, bạn nào nhẹ hơn ? (Trẻ ước lượng và trả lời)

 - Cô và trẻ cùng kiểm tra xem có đúng không.

 - Cô mời 2 trẻ lên ngồi bập bênh. Cô hỏi trẻ:

 - Các con nhìn xem bạn bên nào sát đất hơn?

 - Bập bênh phía nào lên cao hơn?

* Cô giải thích: Bạn B nặng hơn vì bên phía bạn B ngồi bập bênh xuống sát đất hơn. Còn bạn A nhẹ hơn nên phía bạn A ngồi bập bênh lên cao hơn.

 - Còn cháu nào thích cân xem mình nặng hơn hay nhẹ hơn bạn bên cạnh không nào?

 - Cô lần lượt mời 2 trẻ lên cân cho cả lớp quan sát và nhận xét.

 - Cô chọn 2 trẻ có cân nặng ước lượng bằng nhau. Mời 2 trẻ lên ngồi bập bênh. Cô yêu cầu cả lớp nhận xét

- Cô kết luận: Hai bạn có cân nặng bằng nhau, vì 2 đầu bập bênh ngang nhau.

 *Cô giải thích: Trong chúng ta, mỗi bạn có cân nặng khác nhau và chiều cao khác nhau. Có bạn thì gầy, có bạn thì béo, có bạn cao, có bạn thấp. Vì sao vậy ? Chúng ta phải ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng và tập thể dục thường xuyên để cho cơ thể cao lớn và khỏe mạnh nhé !

3. Luyện tập:

 - Cô có rất nhiều các loại rau, quả. Đây là quả gì? Cô cho trẻ xem các loại hoa quả thật mà cô đã chuẩn bị

- Trẻ nói tên các hoa quả mà trẻ biết.

- Các loại rau, quả này đều rất tốt cho sức khỏe của các cháu.

- Cô đặt cái cân đĩa lên bàn.

- Cô mời các cháu lên cân thử xem quả nào nặng hơn, quả nào nhẹ hơn. (Từng trẻ tự đặt các quả lên bàn cân và tự cân)

- Cô quan sát, gợi ý cho trẻ ước lượng cân nặng của 2 loại hoa quả trước khi cân và kết luận sau khi cân xong.

 - Ví dụ : Củ su hào nặng hơn hay nhẹ hơn quả cà chua?

 - Cháu hãy cân xem có đúng không?

4. Trò chơi:“ Tập làm cái cân”

- Cách chơi: Cô chia trẻ thành 2 nhóm, các nhóm về bàn và tập làm cái cân để cân các đồ vật trong rổ đồ chơi. (Chuẩn bị: 2 cái túi bìa to, 1 sợi dây, 1 cái móc áo)

 - Cách làm cái cân bằng giấy: Đục 1 lỗ trên mép của 2 túi bìa. Xâu sợi dây vào 2 lỗ đó rồi buộc chặt 2 túi vào 2 đầu của móc áo.Treo móc áo lên dây.Cô cho trẻ tự đặt đồ vật vào 2 túi và nói xem vật nào nặng hơn, vật nào nhẹ hơn.

- Cho trẻ chơi

Hoạt động 3: Kết thúc hoạt động.

 - Nhận xét tuyên dương.

 - Cho trẻ hát bài: "Mời bạn ăn” và nghỉ./.

 

 

-Trẻ hát

-Trẻ trả lời theo suy nghĩ của trẻ

-Trẻ lắng nghe

-Trẻ trả lời cô theo ý hiểu

-Một vài trẻ lên chỉ và kể

-Trẻ chú ý lắng nghe

-2 trẻ lên đứng cạnh nhau

-Trẻ chú ý quan sát

-Trẻ trả lời cô theo ý hiểu

-Trẻ nhắc lại theo cô

-Trẻ nhắc lại theo hình thức cả lớp, tổ, cá nhân

-1 vài trẻ lên và đo chiều cao bằng cách vạch bút lên bảng.

-2 bạn lên đứng cạnh nhau

-Trẻ trả lời cô theo ý hiểu

-2 trẻ lên ngồi bập bênh

-Trẻ trả lời cô theo ý hiểu

-Trẻ lắng nghe

-Trẻ trả lời cô theo ý hiểu

- Lần lượt 2 trẻ lên ngồi bập bệnh cho cả lớp quan sát và nhận xét

- 2 trẻ ngang nhau lên ngồi bập bênh, cả lớp quan sát và nhận xét

-Trẻ lắng nghe

-Trẻ quan sát và trả lời câu hỏi của cô

-Trẻ nói tên quả.

-Trẻ lắng nghe

-Trẻ quan sát

-1 vài trẻ lên cân thử

- Trẻ ước lượng trước khi cân và đưa ra kết luận sau khi cân

-Trẻ quan sát và trả lời

- Trẻ chia làm 2 nhóm

-Trẻ nghe cô hướng dẫn cách chơi

-Trẻ tham gia chơi

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ hát

 

 

 

 

Các tin khác