Khối Nhỡ
LÀM QUEN VĂN HỌC THƠ “ GIÚP BÀ”
I- Mục đích – yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Dạy trẻ biết tên và đọc thuộc bài thơ.
2. Kỹ năng:
- Trẻ đọc diễn cảm và diễn thơ, cảm nhận được âm điệu vui tươi của bài thơ.
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ biết giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn,
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động.
II- Chuẩn bị:
1. Đồ dùng của cô
- Tranh nội dung bài thơ
- Mô hình minh họa bài thơ
- Đàn đĩa nhạc.
2. Đồ dùng của trẻ:
- Trang phục gọn gàng.
III- Tổ chức thực hiện:
I . Ổn định tổ chức:
- Cho trẻ hát bài “Đường em đi”
*Trò chuyện
- Vừa rồi các con hát bài gì?
- Sáng nay ai đưa con tới lớp?
- Bố mẹ đưa các con đi bằng phương tiện gì?
- Khi ngồi trên xe các con phải như thế nào?
- Có bạn nào đi bộ đến trường không?
- Đi bộ thì con đi ở đâu? Phía bên tay nào?
- Các con ạ ! Khi tham gia giao thông các con nhớ đi phía bên phải đường, đi bộ thì các con phải đi trên vĩa hè và có người lón dắt tay.
- Có một bài thơ nói về một em bé rất ngoan, rất tốt bụng, biết giúp đỡ người già khi gặp khó khăn. Khi đường đông xe cộ đi lại em bé đã không ngần ngại chạy ngay tới giúp bà dắt tay bà đưa bà đi qua đường đấy, các con thấy bạn nhỏ có ngoan không?
Hoạt động 2:Hướng dẫn thực hiện:
1 . Đọc thơ cho trẻ nghe
- Lần 1: Cô đọc diễn cảm kết hợp xem tranh
- Lần 2: Cô đọc diễn cảm kết hợp diễn rối
2. Đọc trích dẫn làm rõ nội dung bài thơ:
- Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì?
- Bài thơ do ai sáng tác?
- Bà già đó muốn làm điều gì?
- Câu thơ nào nói lên điều đó?
- Em bé đó đã làm gì để giúp bà?
- Những câu thơ nào nói lên điều đó?
- Em bé đưa bà qua đường như thế nào?
- Những câu thơ nào thể hiện điều đó?
Cô chốt lại: Bài thơ nói về em bé rất ngoan, rất tốt bụng, biết giúp đỡ người khác, đi đúng luật giao thông đấy. Bây giờ các con còn bé khi đi qua đường các con phải có người lớn dắt qua, không được đi một mình đâu nhé! Và phải học tập bạn nhỏ đó biết giúp đỡ người già khi gặp khó khăn, các con nhớ chưa?
3. Dạy trẻ đọc thuộcthơ.
- Cô và trẻ trao đổi cách đọc diễn cảm trước khi cho trẻ đọc bài thơ: giọng điệu bài thơ nhẹ nhàng, tình cảm, vui tươi.
- Cho cả lớp đọc 1-2 lần. ( động viên, sửa sai cho trẻ)
- Cô tổ chức cho trẻ được luyện thơ với nhiều hình thức khác nhau: Thi đua giữa các tổ, nhóm, cá nhân, đọc thơ nối tiếp, đọc theo giọng đọc to- giọng đọc nhỏ.- Cả lớp đọc lại lần nữa
* Củng cố: Vừa rồi cô đã dạy cho các con đọc bài thơ có tên là gì?
4. Trò chơi: Đóng kịch theo nội dung bài thơ
Hoạt động 3: Kết thúc hoạt động.
- Cô tuyên dương – nhận xét.
- Trẻ hát: “ Em tập lái ô tô” và nghỉ