Khối Nhỡ

Cập nhật lúc : 10:53 24/01/2019  

TẠO HÌNH ĐỀ TÀI : LÀM CÁC LOẠI HOA TỪ VỎ, HẠT CÓ SẴN Ở ĐỊA PHƯƠNG.

I. Mục đích- yêu cầu:

1. Kiến thức:

- Trẻ biết tên gọi và đặc điểm nổi bật các loài hoa.

- Phát triển trí tưởng tượng khả năng tư duy, sáng tạo ở trẻ.

2. Kỹ năng:

- Rèn cho trẻ kỹ năng để hoàn thành bức tranh về các loài hoa.

- Trẻ biết kỹ năng bôi hồ, chọn một số loại vỏ, hạt để dán tạo thành bức tranh các loài hoa theo ý thích của mình.

- Trẻ biết vẽ thêm các họa tiết phụ để bức tranh thêm sinh động

- Phát triển sự khéo léo của đôi bàn tay.

3. Thái độ:

- Trẻ có cảm nhận về các bức tranh đẹp, yêu quý các loài hoa và mong muốn tạo ra cái đẹp.

- Trẻ tích cực hứng thú tham gia hoạt động.

- Giáo dục trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh sau khi làm tranh.

II. Chuẩn bị:

*Đồ dùng của cô:

- Tranh mẫu một số loài hoa làm từ vỏ, hạt: 3 tranh A2, 3 tranh A3

- Khay đựng các nguyên vật liệu, khăn lau tay.

- Các thảm hoa.

- Nhạc không lời về chủ đề thực vật.

- Gía treo sản phẩm.

* Đồ dùng của trẻ:

- Giấy A4, các loại vỏ, hạt: Vỏ hạt đậu phộng, hạt gấc, hạt dẻ, các loại hạt đậu, hạt mè, lúa…

- Keo sữa, tăm bông, sáp màu đủ cho mỗi trẻ, khăn lau tay cho trẻ

III. Qúa trình hoạt động:

Hoạt động 1: Ổn định tổ chức

- Cô cho trẻ hát bài: “Màu hoa”

* Trò chuyện:

- Bài hát có tên là gì?

- Những loài hoa có màu gì?

- Hoa dùng để làm gì?

* Giáo dục: Trẻ phải biết chăm sóc và bảo vệ các loài hoa

Hoạt động 2: Hướng dẫn hoạt động.

1. Cung cấp biểu tượng:

* Quan sát tranh các bạn:

- Cho trẻ ra sân xem tranh. Gợi ý cho trẻ nhận xét về nội dung bức tranh: Các bạn làm những loài hoa gì? Các loài hoa đó như thế nào? Sử dụng chất liệu gì để làm? Bố cục, màu sắc…?

* Quan sát tranh mẫu của cô:

- Bức tranh 1: Hoa cúc

+ Cho trẻ quan sát bức tranh hoa cúc

+ Cho trẻ nhận xét về bức tranh hoa cúc?

+ Trẻ phát hiện những chất liệu gì dùng để làm tranh? Bố cục bức tranh như thế nào…?

- Bức tranh 2: Hoa hướng dương

+ Trẻ đoán tên loài hoa

+ Cho trẻ tìm hiểu về bức tranh?

+ Để bức tranh thêm sinh động cô đã tô nền và dùng thêm một số nguyên vật liệu như dây dừa để làm thân cây, mè để làm đất.

- Bức tranh 3: Các loại hoa

+ Cho trẻ quan sát bức tranh

+ Hỏi trẻ tên các loài hoa trong bức tranh?

+ Cho trẻ sờ lên bức tranh để tìm hiểu các chất liệu dùng để làm hoa.

* Cô giới thiệu nguyên vật liệu và cách làm:

- Nguyên vật liệu: Vỏ hạt đậu phụng, vỏ hạt dẻ, hạt đậu đen, đậu ngự và các loại vỏ hạt khác, sáp màu, giấy làm.

- Cách làm: Dùng tăm bông phết hồ và bôi vào mặt sau các loại vỏ, hạt sau đó dán xuống tranh tạo thành hình cánh hoa mà mình yêu thích, giới thiệu khổ giấy trẻ biết sử dụng

- Giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ

* Hỏi ý tưởng trẻ:

+ Hỏi trẻ dự định làm các bức tranh gì?

+ Hỏi trẻ dùng nguyên vật liệu gì để làm?

+ Hỏi trẻ thêm các ý tưởng khác

2. Trẻ thực hiện:

- Cho trẻ về chỗ ngồi làm.

- Mở nhạc không lời cho trẻ nghe.

- Quá trình trẻ thực hiện cô bao quát, theo dõi và gợi ý giúp trẻ về ý tưởng làm tranh.

- Cô gợi ý giúp những trẻ còn chậm.

3. Trưng bày và nhận xét sản phẩm:

- Thể dục: Trò chơi “5 ngón tay nhúc nhích”.

- Cô cho trẻ đặt sản phẩm của mình lên giá.

- Cho trẻ nhận xét và đánh giá tranh của mình và của bạn.

- Cô nhận xét chung, sau đó nhận xét những bức tranh nỗi bật.

- Đồng thời nhắc nhở những trẻ chưa hoàn thành phải cố gắng giờ sau sẽ hoàn thành tốt hơn.

- Giáo dục trẻ biết quý trọng và giữ gìn sản phẩm của mình, của bạn.

- Củng cố: Cho trẻ nhắc lại tên hoạt động.

Hoạt động 3: Kết thúc hoạt động

- Nhận xét tuyên dương.

- Cho trẻ hát bài “Hoa kết trái”. Nghỉ./.

                           

Các tin khác