Khối Nhỡ

Cập nhật lúc : 16:25 05/12/2022  

KPKH: TÌM HIỂU MỘT SỐ ĐỒ DÙNG CẦN SỬ DỤNG ĐIỆN.

. Mục đích - yêu cầu:

1. Kiến thức:

    - Trẻ biết một số đồ dùng trong gia đình cần sử dụng điện.

2. Kỹ năng:

   - Phát triển khả năng tư duy, phán đoán, tưởng tượng.

3. Thái độ:

  - Giáo dục trẻ không chơi nghịch vào những ổ điện, không đến gần bàn là, ấm điện... khi đã cắm điện.

II. Chuẩn bị:

1. Đồ dùng của cô: 

- Đồ vật thật: Ấm điện, bàn là, máy xay sinh tố, 1 chiếc khăn, nước, ổ cắm điện, 1 ít trái cây cắt sẵn.

- Ti vi, đầu đĩa, băng nhạc. 1 đoạn clip hình ảnh về các đồ dùng cần sử dụng điện

 2. Đồ dùng của trẻ:

- Tranh lô tô về các đồ dùng trong gia đình: các đồ dùng sử dụng điện và các đồ dùng không sử dụng điện.

- Tranh cho trẻ nối, bút màu.                        

 3. Địa điểm: Trong lớp

III.Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

  Hoạt động 1: Ôn định tổ chức:

 - Cho trẻ chơi trò chơi “ Trời tối, trời sáng”.

 - Cô tạo tình huống tắt điện

* Trò chuyện:

 - Thức dậy các con thấy lớp học như thế nào?

 - Vì sao lớp học của mình bỗng nhiên lại tối?

 - Đúng rồi vì cô đã tắt công tắc chính là ngắt nguồn điện cho nên đèn không sáng được.

 - Muốn đèn sáng được thì phải làm gì?

 - Ở nhà các con thường thấy bố mẹ bật đèn vào buổi nào trong ngày?

Hôm nay cô cháu mình cùng tìm hiểu một số đồ dùng trong gia đình cần sử dụng điện nhé!

Hoạt động 2: Hướng dẫn hoạt động:

1. Quan sát, đàm thoại:

a. Cho trẻ quan sát chiếc bàn là:

 - Chơi: Trời tối – trời sáng

 - Bé dậy bé thấy cô có gì trên tay ?

 - Cho trẻ nhận xét về chiếc khăn mùi xoa cô đang cầm.

 - Muốn chiếc khăn phẳng đẹp thì phải làm gì ?

 - Muốn chiếc khăn phẳng đẹp thì chúng ta sử dụng bàn là. Ta cắm phích cắm của bàn là vào ổ điện, chờ bàn là nóng lên ta sẽ dùng nó ủi lên chiếc khăn (Cô dùng “bàn là” là từng bước cho trẻ xem và trò chuyện về cách sử dụng bàn là ).

 - Các con có nhận xét gì về chiếc khăn sau khi được là. (Cho trẻ nhận xét)

* Cô chốt lại: điện làm cho bàn là nóng lên thì bàn là mới là phẳng chiếc khăn bằng vải được. Vì vậy “bàn là” là đồ dùng cần sử dụng điện, chỉ có người lớn mới được sử dụng, trẻ em không sử dụng.

b. Cho trẻ quan sát ấm điện:

 - Cô đưa ấm điện ra và hỏi trẻ: đây là cái gì?

 - Vì sao các con biết đây là ấm điện? ( Vì có dây điện)

 - Ấm điện dùng để làm gì?

 - Cô đổ nước vào ấm và cắm điện, cho trẻ nhận xét và dự đoán điều gì sẽ xảy ra khi ta cắm điện vào.

* Cô chốt lại: Khi cắm điện vào ấm điện sẽ làm cho nước trong ấm nóng lên, nước sẽ sôi. Vì vậy ấm điện là đồ dùng cần sử dụng điện và chỉ có người lớn mới sử dụng được, trẻ em không đến gần khi đang cắm điện vào ấm điện.

c. Cho trẻ quan sát máy xay sinh tố:

 - Cô đưa máy xay sinh tố ra và hỏi trẻ: Đây là cái gì?

 - Vì sao con biết đây là máy say sinh tố?

 - Nếu như chúng ta không cắm điện vào máy mà cho thức ăn vào máy thì máy có xay nhỏ thức ăn được không?

 - Cô cắm điện, cho thức ăn vào máy và xay thử cho trẻ xem rồi hỏi trẻ: các con thấy thức ăn trong máy như thế nào?

 - Vậy máy xay sinh tố có cần sử dụng điện không?

* Cô chốt lại: Máy xay sinh tố là đồ dùng cần sử dụng điện vì khi cắm điện vào, máy có thể xay nhỏ thức ăn và chỉ có người lớn mới được sử dụng, trẻ em không sử dụng.

2. Mở rộng: Ngoài những đồ dùng cô vừa cho các con làm quen ra thì còn có những đồ dùng trong gia đình cũng cần sử dụng điện nữa. Cô mời các con hướng lên màn hình tivi để xem đó là những đồ dùng gì nha.

* Giáo dục trẻ: Điện rất cần thiết nhưng cũng có thể làm các con bị giật. Vì thế, các con không được nghịch ổ điện, dây điện, các đồ dùng sử dụng điện.

 - Bàn là, ấm điện khi có điện sẽ nóng lên và có thể làm các con bị bỏng, bị giật điện. Vì thế, các con không nên tự ý sử dụng đồ dùng bằng điện. Và để tiết kiệm điện thì khi không sử dụng những đồ dùng nay chúng mình nhớ nói với bố mẹ hãy tắt điện nhé.

3. Luyện tập: Chơi “ Ai giỏi nhất”

 - Cô chuẩn bị 3 bộ tranh lô tô các đồ dùng sử dụng điện và các đồ dùng không sử dụng điện cho 3 đội.

 - Cách chơi: Chia trẻ thành 3 đội. Bạn đầu tiên chạy lên tìm chọn những đồ dùng sử dụng điện gắn lên bảng, sau đó chạy về chạm nhẹ vào tay bạn tiếp theo, bạn kế tiếp chạy lên tìm và gắn, cứ như vậy cho đến khi kết thúc. Đội nào tìm đúng và được nhiều đồ dùng sử dụng điện đội đó sẽ chiến thắng.

 - Cô cho trẻ chơi 2 -3 lần

4. Chơi: “Khéo tay, tinh mắt”

 - Cô phát tranh, và bút màu cho trẻ, yêu cầu trẻ nối những đồ dùng cần sử dụng điện đến ổ cắm .

Hoạt động 3 : Kết thúc hoạt động

 - Cô nhận xét, tuyên dương.

 - Cho trẻ hát bài " Nhà của tôi" và nghỉ

 

- Trẻ chơi cùng cô

- Trẻ trả lời cô theo ý hiểu

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ trả lời cô theo ý hiểu

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ chơi cùng cô

- Trẻ trả lời cô theo ý hiểu

- Trẻ nhận xét

- Trẻ trả lời cô theo ý hiểu

- Trẻ lắng nghe và chú ý xem cô thực hiện

- Trẻ nhận xét

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ trả lời cô theo ý hiểu

- Trẻ trả lời cô theo ý hiểu

- Trẻ quan sát và suy đoán

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ trả lời cô theo ý hiểu

 - Trẻ trả lời cô theo ý hiểu

- Trẻ trả lời cô theo ý hiểu

- Trẻ trả lời cô theo ý hiểu

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ hướng lên màn hình tivi để xem những đồ dùng cần sử dụng điện.

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ lắng nghe cô giải thích cách chơi

- Trẻ chơi 2-3 lần

- Trẻ nối tranh theo yêu cầu của cô

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ hát và nghỉ

 

Các tin khác