TẠO HÌNH ĐỀ TÀI: NẶN MỘT SỐ CON VẬT SỐNG DƯỚI NƯỚC.
Cập nhật lúc : 10:21 14/01/2019
I. Mục đích – yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên gọi và đặc điểm nổi bật của các con vật. Nêu được các bước nặn những con vật mà trẻ thích: Rùa, cá, tôm…
2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng để hoàn thành các con vật.
- Trẻ biết kĩ năng nhào đất, chia đất, lăn dọc, xoay tròn, bẻ cong, ấn dẹt.
- Trẻ biết phối hợp các kĩ năng trên để nặn các bộ phận và ghép thành sản phẩm hoàn chỉnh. Trẻ biết nặn thêm các họa tiết phụ để con vật thêm sinh động.
- Phát triển sự khéo léo của đôi tay.
3. Thái độ:
- Trẻ hứng thú tham gia tiết học, bết giữ vệ sinh khi nặn .
- Trẻ biết bảo vệ môi trường sống của các loài vật.
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng của cô:
- Vật mẫu 1 số con vật sống dưới nước được nặn bằng đất sét: 1 con tôm, 3 con cá, 1 con cua, 1 con rùa, 3 con sao biển, 1 con bạch tuộc, que chỉ, khay đựng sản phẩm.
- Sa bàn mô hình nước để sản phẩm.
- Đàn organ ghi nhạc bài: “ Cá vàng bơi”
2. Đồ dùng của trẻ:
- Đất nặn, bảng con, đĩa đựng sản phẩm, khăn lau tay đủ cho mỗi trẻ, dao gọt, que tăm, rổ đựng nguyên vật liệu.
- Bàn ghế đủ cho trẻ ngồi.
3. Địa điểm: Trong lớp
III. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động 1: Ổn định tổ chức
Cho trẻ hát bài " Cá vàng bơi”
* Trò chuyện:
- Các con vừa hát bài gì?
- Cá sống ở đâu?
- Ngoài con cá ra còn có con gì sống dưới nước nữa?
- Để động vật dưới nước được sống lâu các con phải làm gì?
* Giới thiệu bài: Để biển chúng ta có nhiều tôm cá con con định làm gì?
Hoạt động 2: Hướng dẫn hoạt động:
1. Cung cấp biểu tượng:
* Quan sát con vật mẫu của các bạn:
- Cô cho trẻ ra sân quan sát các con vật , gợi ý cho trẻ nhận xét về các con vật anh chị nặn: Con vật đó như thế nào? ( Hình dáng, màu sắc…)
* Quan sát con vật mẫu của cô:
- Con vật 1: Con bạch tuộc:
+ Cô cho trẻ quan sát và nhận xét về con bạch tuộc
+ Cách nặn con bạch tuộc, hình dáng, màu sắc.
- Con vật 2: Con rùa
+ Cô cho trẻ quan sát và nhận xét về con rùa
+ Cách nặn con rùa, hình dáng, màu sắc.
- Con vật 3: Con cá
+ Cô cho trẻ quan sát và nhận xét về con cá
+ Cách nặn con cá, hình dáng, màu sắc.
* Cô giới thiệu nguyên vật liệu và cách nặn :
- Nguyên vật liệu: Đất nặn nhiều màu sắc khác nhau, dao gọt bằng nhựa, đĩa đựng sản phẩm, khăn lau tay.
- Cách làm: Cô nhào đất, chia đất, lăn dọc, bẻ cong hoặc xoay tròn, ấn dẹt. sau đó gắn các bộ phận vào với nhau tạo thành các con vật mà mình yêu thích.
- Giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ.
* Hỏi ý tưởng trẻ:
+ Hỏi trẻ ý định nặn con gì? Dùng màu gì để nặn?
+ Hỏi thêm các ý tưởng khác.
2. Trẻ thực hiện:
- Cho trẻ đi về chổ ngồi nặn.
- Cô mở nhạc không lời cho trẻ nghe
- Trong quá trình trẻ thực hiện cô bao quát, theo dõi, động viên, gợi ý giúp trẻ về ý tưởng nặn.
3. Trưng bày và nhận xét sản phẩm:
- Cho trẻ trưng bày sản phẩm.
- Cô động viên khen trẻ và cho trẻ nhận xét sản phẩm của mình và của bạn.
- Con thích sản phẩm nào? Vì sao con thích sản phẩm của bạn?
- Bạn nặn như thế nào?
- Cô chọn một con vật nổi bật về màu sắc, hình dáng để phân tích cho các bạn học tập.
Hoạt động 3: Kết thúc hoạt động
- Cô nhận xét – tuyên dương
- Cô cho trẻ hát bài: “ Rì rà rà rầm” nghỉ./.
Bản quyền thuộc Trường mầm non Thuận Hòa
Vui lòng ghi rõ nguồn khi sao chép nội dung từ website http://mn-thoa.tphue.thuathienhue.edu.vn/