In trang

KHÁM PHÁ KHOA HỌC : TRÒ CHUYỆN VỀ NGHỀ SẢN XUẤT
Cập nhật lúc : 16:42 05/12/2022

I. Mục đích,  yêu cầu:

1. Kiến thức:

- Trẻ biết một số hoạt động, sản phẩm, dụng cụ của các nghề: Nghề nông; nghề mộc; nghề may.

2.Kỹ năng:

- Trẻ có kỹ năng quan sát, chú ý, ghi nhớ. Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.

3.Thái độ:

- Trẻ yêu quý các cô chú làm trong các nghề sản xuất và biết tôn trọng những sản phẩm do họ làm ra.

II. Chuẩn bị:

1. Đồ dùng của cô:

- Tivi, đầu DVD, đĩa slide các nghề như: nghề may, nghề mộc, nghề nông.

- Slide các nghề mở rộng

- 3 Bức tranh: Nghề  may, nghề mộc, nghề nông, 3 tấm bảng đa năng.

- Lô tô dụng cụ các nghề.

2. Đồ dùng của trẻ:

- Mỗi trẻ 1 rổ tranh lô tô các nghề, đồ dùng, dụng cụ các nghề.

3. Địa điểm: Trong lớp

III. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

Hoạt động 1: Ôn định tổ chức

Cho trẻ hát bài: “Lớn lên cháu lái máy cày”.

* Trò chuyện:

- Các con vừa hát bài gì?

- Bài hát nói lên điều gì?

- Đó là ước mơ của bạn nhỏ trong bài hát, vậy còn các con ước mơ của các con sau này lớn lên sẽ làm nghề gì?

- Các con ạ, trong xã hội có rất nhiều nghề mỗi nghề đều có những lợi ích khác nhau đấy. Chúng mình phải chăm ngoan học giỏi để thực hiện ước mơ sau này nữa các con có đồng ý không?

Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức

1. Quan sát và trò chuyện:

- Cô thấy hôm nay các con rất ngoan nên cô đã chuẩn bị 3 món quà để dành cho 3 tổ đấy, chúng mình có hồi hộp muốn biết đó là món quà gì không?

Sau đây cô xin mời đại diện 3 đội lên nhận món quà của đội mình.

Sau đó cô cho các tổ cùng tìm hiểu và thảo luận về món quà của đội mình. (Thời gian thảo luận của mỗi đội là 2 phút), sau đó cô sẽ mời các đội cử đại diện lên trình bày).

 * Tranh 1: Bác nông dân đang cấy lúa

- Cô mời đại diện tổ 1 mang món quà của tổ mình lên cho cả lớp cùng biết nào. ( hỏi cá nhân và hỏi cả lớp về món quà.

+ Trong tranh có ai? + Bác nông dân đang làm gì?

+ Bác nông dân đang cấy lúa ở đâu?

+ Con quan sát kỹ xem để cấy được lúa các bác nông dân cần có những gì?

- À đúng rồi đấy, để cấy được thì bác nông dân cần phải có những bó mạ và ruộng phải có nước. Nếu không có nước thì sẽ rất khó cấy đấy.

+ Con nhìn xem bác nông dân cấy lúa trong thời tiết như thế nào?
- Qua bức tranh này con biết đây là nghề gì nhỉ?

- Vậy cô đố chúng mình, ngoài cấy lúa thì các bác nông dân còn làm những công việc gì nữa? (Cô chiếu hình ảnh cho trẻ xem đến mỗi hình ảnh cô hỏi cả lớp)

- Vậy nghề nông cần những dụng cụ gì nhỉ? ( Cô chiếu hình ảnh cho trẻ xem đến mỗi hình ảnh cô hỏi cả lớp)

+ GD: Các con ơi cuốc, xẻng, liềm là nhưng dụng cụ sắc, nhọn có thể làm chúng mình bị đau đấy, nên các con không được tự ý sử dụng và dùa nghịch các con nhớ chưa.

- Nghề nông đã làm ra những sản phẩm gì ? ( Cô chiếu hình ảnh cho trẻ xem đến mỗi hình ảnh cô hỏi cả lớp)

* Các con ạ, nghề nông là nghề sản xuất đấy. Các bác nông dân đã làm việc rất vất vả nên chúng mình nhớ hàng ngày khi ăn cơm phải ăn hết xuất của mình này, không làm cơm rơi vãi này.

* Tranh 2: Nghề thợ mộc

- Cô mời đại diện tổ 2 lên nhận xét bức tranh của nhóm mình nào.

+ Trong tranh có ai? Bác thợ mộc đang làm gì?

+ Con quan sát xem ngoài cái ghế ra thì bác thợ mộc đã làm được những sản phẩm gì nữa?
+ Qua bức tranh này con biết đây là nghề gì?

+ Nghề mộc cũng thuộc nghề sản xuất đấy các con ạ

+ Cô đố lớp mình nghề mộc cần đến những dụng cụ gì? (chiếu hình ảnh cho trẻ xem, đến mỗi hình ảnh cô hỏi cả lớp)

+ Sản phẩm của nghề mộc là gì nhỉ? (chiếu hình ảnh cho trẻ xem, đến mỗi hình ảnh cô hỏi cả lớp)

-  Các con ạ, nghề mộc là nghề sản xuất đấy. Các bác thợ mộc làm nên những bộ bàn, ghế, giường, tủ cho chúng mình sử dụng vì vậy chúng mình phải biết giữ gìn không bôi bần lên đồ đạc các con nhớ chưa nào.

 * Tranh 3: Nghề thợ may

- Cô mời đại diện nhóm 3 lên nhận xét bức tranh của nhóm mình nào.

+ Cô thợ may đang làm gì?

+ Vậy khi làm việc thì tư thế các cô như thế nào?

+ Theo con để các cô may được những bộ quần áo thì cần có những dụng cụ gì?

+ Qua bức tranh này con biết đây là nghề gì?

+ Nghề may cũng thuộc nghề sản xuất đấy các con ạ

+ Ngoài máy khâu, bàn ghế ra thì nghề còn cần những dụng cụ gì nữa?( Cô chiếu hình ảnh cho trẻ xem, đến mỗi hình ảnh cô hỏi cả lớp)

- Các dụng cụ của nghề thợ may rất nguy hiểm. Kéo thì sắc, bàn là thì nóng và có điện vì vậy các con không được đùa nghịch với các dụng cụ này.

+ Vậy theo các con sản phẩm của nghề may là gì nào? (chiếu hình ảnh cho trẻ xem, đến mỗi hình ảnh cô hỏi cả lớp)

*Các con ạ, nghề may là nghề sản xuất đấy, các cô thợ may làm ra những sản phẩm như: quần áo đẹp này. Khi mặc quần áo chúng mình phải biết giữ gìn quần áo gọn gàng, sạch sẽ nhé.

* Mở rộng: Ngoài những nghề sản xuất mà chúng mình vừa tìm hiểu ở trên, còn có rất nhiều nghề sản xuất khác nữa. Các con hướng lên màn hình ti vi để xem đó là những nghề gì nhé.

Cô mở slide 1 số nghề sản xuất khác cho trẻ xem như: Nghề làm nón; nghề mây tre; nghề sản xuất bánh kẹo...

Giáo dục: Trong xã hội có rất nhiều nghề và mỗi nghề đều có ích với cuộc sống của chúng ta đấy. Các cô chú làm trong nghề sản xuất cũng đã làm ra rất nhiều sản phẩm phục vụ cho chúng mình vì vậy chúng mình phải biết kính trọng các cô chú và giữ gìn các sản phẩm của các nghề chúng mình nhớ chưa nào!
2. Luyện tập:

- Cô cho mỗi trẻ đi lấy 1 rổ tranh lô tô và về chổ ngồi đội hình chữ U

- Cô cho trẻ chọn tranh lô tô theo yêu cầu của cô.

VD: Cô nói nghề gì sản xuất ra lúa gạo – trẻ nói nghề nông (Vừa nói vừa chọn tranh lô tô đưa lên)

Hoặc cô nói nghề nông cần những dụng cụ gì – trẻ nói cuốc, liềm…

- Cô chú ý kiểm tra xem trẻ đã chọn đúng chưa.

3. Trò chơi : «  Bé thông minh »

- Cô giải thích luật chơi và cách chơi :

- Cách chơi: Cô có 3 tranh vẽ 3 nghề : Nghề may, nghề mộc, nghề nông. Cô chia lớp ra làm 3 đội chơi. Ở trong rổ cô đã chuẩn bị sẵn đồ dùng, dụng cụ các nghề để rất lộn xộn. Cô yêu cầu mỗi đội phân loại đồ dùng, dụng cụ theo nghề dán lên bảng cho đúng yêu cầu của cô. Khi nghe hiệu lệnh trò chơi bắt đầu, nhiệm vụ của 3 đội là bật qua vòng thể dục chạy lên tìm 1 đồ dùng, dụng cụ của nghề đó rồi dán lên bảng sau đó chạy về đập nhẹ tay bạn kế tiếp và về đứng cuối hàng. Bạn kế tiếp lại tiếp tục. Cứ như vậy cho đến khi trò chơi kết thúc.

+ Luật chơi: Mỗi lượt chỉ được 1 bạn lên, phải bật qua vòng thể dục và chỉ được lấy 1 dụng cụ. Đội nào phân loại đúng và nhiều đồ dùng đội đó chiến thắng. 

- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 – 3 lần (Sau mỗi lần chơi cô hỏi từng đội đã chọn dụng cụ gì, của nghề gì)

Hoạt động 3: Kết thúc hoạt động

- Nhận xét tuyên dương

- Cho trẻ hát bài: “Cháu yêu cô chú công nhân” và nghỉ

 

-Trẻ hát

-Trẻ trả lời cô theo ý hiểu

-Trẻ lắng nghe

-Trẻ trả lời cô theo ý hiểu

- Đại diện 3 tổ lên nhận quà

- Trẻ chia làm 3 nhóm cùng nhau tìm hiểu và thảo luận.

-1 trẻ đại diện tổ 1 mang quà lên cho cả lớp cùng xem.

-Trẻ trả lời cô theo ý hiểu

-Trẻ lắng nghe

-Trẻ trả lời cô theo ý hiểu

-Trẻ xem slide công việc của nghề nông và trả lời câu hỏi của cô

-Trẻ xem slide dụng cụ của nghề nông và trả lời câu hỏi của cô

-Trẻ lắng nghe

-Trẻ xem slide sản phẩm của nghề nông và trả lời câu hỏi của cô

- Trẻ lắng nghe

-1 trẻ đại diện tổ 2 lên nhận xét bức tranh

-Trẻ trả lời cô theo ý hiểu

-Trẻ trả lời cô theo ý hiểu

-Trẻ lắng nghe

-Trẻ xem slide dụng cụ nghề mộc và trả lời câu hỏi của cô

- Trẻ xem slide sản phẩm của nghề mộc và trả lời câu hỏi của cô

-Trẻ lắng nghe

-1 trẻ đại diện tổ 3 lên nhận xét tranh

-Trẻ trả lời cô theo ý hiểu

-Trẻ trả lời cô theo ý hiểu

-Trẻ lắng nghe

-Trẻ xem slide dụng cụ nghề may và trả lời câu hỏi của cô

- Trẻ lắng nghe

-Trẻ xem slide sản phẩm nghề may và trả lời câu hỏi của cô

-Trẻ lắng nghe

-Trẻ lắng nghe

-Trẻ xem và nói tên các nghề trẻ nhìn thấy

-Trẻ lắng nghe

-Trẻ đi lấy tranh lô tô và về chổ ngồi

-Trẻ chọn tranh lô tô theo yêu cầu của cô

-Trẻ lắng nghe cô giải thích luật chơi và cách chơi

-Trẻ tham gia chơi

-Trẻ lắng nghe

-Trẻ hát và nghỉ