In trang

LÀM QUEN VĂN HỌC Thơ “ Ảnh bác”
Cập nhật lúc : 09:33 22/04/2016

I.Mục đích - yêu cầu :

  1.Kiến thức:

   -Trẻ thuộc thơ , hiểu nội dung bài thơ nói về tình cảm của Bác đối với thiếu nhi .

   - Trẻ biết tên tác giả của  bài thơ.

  2.Kĩ năng:

   - Trẻ biết thể hiện ngữ điệu giọng và sắc thái tình cảm khi đọc bài thơ.

  3.Thái độ:

   - Giáo dục trẻ kính yêu Bác.

   - Trẻ biết trân trọng tình cảm của Bác Hồ dàng cho các cháu.

 II.Chuẩn bị :

 1.Đồ dùng của cô:   -  Hình ảnh minh họa cho bài thơ.

                                 - Các biễu tượng thay cho hình ảnh để trẻ chơi.

                                 -  Ti vi, dĩa nhạc.

                                 -  2 Bảng đa năng.

 2. Đồ dùng của trẻ : Trang phục gọn gàng.

 3.Địa điểm:  - Trong lớp

III. Tổ chức hoạt động:

Hoạt động 1 : Ổn định tổ chức

- Cô cho trẻ hát và vận động bài “ Em mơ gặp bác Hồ”.

- Trò chuyện về nội dung bài hát:

   + Bài hát nói về ai ?

   + Các con hãy nhìn xem xung quanh lớp có tranh vẽ về ai  ?

   + Bức tranh đó có nội dung gì ?

Đúng rồi , đó là những tình cảm của các cháu dành cho Bác Hồ đấy ! Để tỏ lòng kính yêu Bác , lớp mình có treo ảnh Bác Hồ đấy. Bác tuy bận rất nhiều công việc của đất nước nhưng vẫn dành thời gian vui chơi với các bạn nhỏ.

- Có một bài thơ cũng nói lên tình cảm của Bác với các cháu thiếu nhi. Đó là bài thơ “ Ảnh Bác” của chú Trần Đăng Khoa. Các cháu nghe cô đọc thơ nhé !

Hoạt động 2 : Hướng dẫn hoạt động

 1. Cô đọc thơ cho trẻ nghe :

- Cô đọc lần 1 : Cô đọc diễn cảm bài thơ.

   +  Cô vừa đọc bài thơ gì ?

   + Bài thơ “ Ảnh Bác” do ai sáng tác ?

- Lần 2 : Cô vừa đọc diễn cảm kết hợp cho trẻ xem hình ảnh.

*Trích dẫn đàm thoại:

 - Cô đọc đoạn thơ :

“ Nhà em treo ảnh bác Hồ

......................................

Bác nhìn các cháu vui chơi trong nhà”.

 + Nhà bạn nhỏ treo ảnh về ai ?

 + Bạn nhỏ thấy Bác Hồ trong tranh như thế nào ?

Ngoài sân có mấy con gà

..........................................

Thấy tàu bay mĩ, nhớ ra hầm ngồi

+ Khi nhìn ảnh, bạn nhỏ như thấy Bác căn dặn điều gì ?

+ Ai có thể lên đọc những câu thơ và thể hiện được giọng dặn dò của

 bác ?

- Bác đã dặn các bạn nhỏ không đi chơi xa , biết làm những công việc phù hợp với lứa tuổi của mình. Khi đất nước còn chiến tranh, các bạn nhỏ thường phải xuống hầm để tránh bom đạn của giặc mĩ đấy. Ngày nay, chúng ta được sống trong cảnh hòa bình , được học hành vui chơi , chúng ta phải làm gì để làm Bác Hồ vui lòng nhỉ ?

 + Câu thơ nào trong bài thơ thể hiện tình cảm của Bác luôn quan tâm đến các cháu dù bác bận bao việc trên đời ?

“ Bác lo bao việc trên đời

Ngày ngày Bác vẫn mỉm cười với em”

2.Trẻ đọc thơ:

 - Cô cùng trẻ  đọc bài thơ “ Ảnh Bác”.

 - Đọc thơ theo nhóm nam, nữ.

 - Đọc nối tiếp.

 - Đọc theo nhóm 2 - 4 trẻ đọc.

 - Cá nhân.

 - Cô cho cả lớp đọc lại bài thơ 2 -3 lần

 Trong quá trình trẻ đọc cô chú ý sửa sai cho trẻ về cách phát âm.

 3. Trò chơi: “ Gắn biểu tượng theo nội dung bài thơ

 - Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi cho trẻ.

 - Cách chơi : Cô chia trẻ thành 2 đội ,thi đua nhau chạy lên gắn các biểu tượng theo nội dung bài thơ. Đội nào gắn đúng đội đó thắng. Sau khi 2 đội gắn biễu tượng xong, cô cho 2 đội đọc lại bài thơ.

- Trẻ chơi 2  lần.

* Củng cố:

 + Các con vừa đọc bài thơ  gì?

 + bài thơ do ai sáng tác ?

Hoạt động 3 : Kết thúc hoạt động

-         Nhận xét – tuyên dương.

Cho trẻ  bài hát “Nhớ ơn bác’ và nghỉ.