In trang

LÀM QUEN VĂN HỌC Đề tài: Thơ: “Em yêu nhà em”..
Cập nhật lúc : 12:01 07/11/2018

I. Mục đích - yêu cầu :

 1. Kiến thức:

   -  Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả .

   - Trẻ  thuộc và hiểu nội dung bài thơ.

 2. Kỹ năng:

   - Trẻ cảm nhận được nhịp điệu của bài thơ và đọc thơ diễn cảm.

   -  Trẻ biết diễn đạt từ ngữ mạch lạc .

   - Rèn trẻ khả năng chú ý, ghi nhớ có chủ định, phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

 3. Thái độ:

   - Trẻ biết yêu quý ngôi nhà của mình, biết giữ gìn cho ngôi nhà của mình luôn sạch sẽ.

II.Chuẩn bị :

 1.Đồ dùng của cô:  - Tranh minh họa bài thơ.

                                - 2 Tấm bảng, Đầu đĩa, băng nhạc.

 2.Đồ dùng của trẻ:  - 2 bức tranh, các nhân vật cắt rời có trong nội dung bài thơ

 3.Địa điểm:            - Trong lớp

III.Tổ chức thực hiện :

Hoạt động 1: Ổn định tổ chức:

 - Chúng mình đang khám phá về chủ đề gì?

 - Vậy mỗi gia đình chúng mình được sống ở đâu?

 - Để biết gia đình chúng mình sống ở đâu cô mời các con hướng lên màn hình ti vi nào.

 - Cô cho trẻ xem hình ảnh ngôi nhà và hỏi trẻ:  Các con vừa xem hình ảnh gì?

 - Mỗi chúng ta ai cũng có một ngôi nhà và tình cảm của chúng ta đối với ngôi nhà đó như thế nào?

* Giới thiệu bài: Có một bài thơ kể về tình cảm của một bạn nhỏ rất yêu quý ngôi nhà của mình, tình cảm đó được thể hiện như thế nào cô mời các con lắng nghe cô đọc bài thơ “ Em yêu nhà em” của nhà thơ Đòan Thị Lam Luyến nhé!

 Hoạt đông 2: Hướng dẫn hoạt động:

1. Đọc thơ cho trẻ nghe:

 - Cô đọc lần 1 : Cô đọc thơ diễn cảm không tranh

 - Cô đọc lần 2 : Cô đọc thơ kết hợp sử dụng tranh minh họa.

2. Trích dẫn - đàm thoại - làm rõ ý:

 - Cô vừa đọc bài thơ gì ? Của tác giả nào? Bài thơ nói về điều gì?

 - Bạn nhỏ thể hiện tình cảm của mình với ngôi nhà như thế nào?

   *Cô đọc: “ Em yêu ......nhà em”

 - Xung quanh ngôi nhà bé nhỏ có những gì?

  *Cô đọc: “ Có đàn chim ......cá cờ”

 - Bé muốn giống ai trong truyện cổ tích để đợi chờ bống lên”

 - Trong bài thơ có những con vật nào? Chúng đang làm gì?

 * Cô đọc: “ Em là .......bống lên”.

 - Em bé tự hòa về ngôi nhà của mình như thế nào?

 *Cô đọc: “ Có đầm ngào ngạt ......ngâm thơ”

 - Giải thích từ khó: “ Ngào ngạt” có nghĩa là gì? ( Ngào ngạt có nghĩa là tỏa hương thơm rất lâu”

 - Câu thơ nào đã nói lên tình cảm của bạn nhỏ với ngôi nhà của mình? 

 * Cô đọc: “ Dù đi xa......của em”

 - Các con thấy bài thơ này như thế nào?

 - Vậy tình cảm của các con đối với ngôi nhà của mình như thế nào?

 * Giáo dục trẻ: Ngoài yêu quý ngôi nhà của mình ra thì các con còn phải vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, không vứt rác bừa bãi nhé.

3. Dạy trẻ đọc thơ:

 - Cho cả lớp đọc theo cô  từng câu cho đến hết bài ( 2 lần)

 - Mời 3 tổ thi đua nhau lên đọc thơ.

 - Mời nhóm, cá nhân đọc thơ. ( cô chú ý sửa sai lỗi trong phát âm cho trẻ) kết hợp làm điệu bộ minh họa.

 - Cô cho cả lớp đọc lại bài thơ ( 1 lần)

4. Trò chơi: " Dán các nhân vật có trong nội dung bài thơ”

 Luật chơi: Cô có các nhân vật trong nội dung bài thơ, cô chia trẻ làm 2 đội để chơi. Khi nghe hiệu lệnh bạn đầu hàng chạy lên lấy 1 hình rời dán vào trong tranh, sau đó về cuối hàng bạn thứ 2 tiếp tục cho đến hết. Đội nào dán nhanh và đúng đội đó sẽ chiến thắng.

 - Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 - 3 lần.

* Củng cố: Hôm nay cô tập cho các con bài thơ gì? Do ai sáng tác?

Hoạt động 3: Kết thúc:

 - Cô nhận xét, động viên và khen trẻ

 - Cô cho trẻ hát và vân động theo bài hát: “ Nhà của tôi”. Nghỉ/.