In trang

LÀM QUEN VĂN HỌC ĐỀ TÀI: KỂ CHUYỆN “ SỰ TÍCH HỒ GƯƠM”
Cập nhật lúc : 16:18 03/05/2018

I. Mục đích - yêu cầu:

1. Kiến thức:

 - Trẻ nhớ tên truyện, tên các nhân vật và hiểu nội dung câu chuyện

2. Kỹ năng:

 - Rèn cho trẻ kỹ năng trả lời đúng các câu hỏi đàm thoại. Phát triển khả năng ghi nhớ có chủ định.

 - Rèn ngôn ngữ mạch lạc, nói đúng ngữ pháp cho trẻ.

3. Thái độ:

 - Giáo dục trẻ lòng yêu nước, ghi nhớ công ơn các vị anh hùng dân tộc. Lòng tự hào về truyền thống đánh giặc, giữ nước của nhân dân ta, biết một số danh kam thắng cảnh của đất nước.

II. Chuẩn bị:

 - Đĩa CD minh họa nội dung câu chuyện: “ Sự tích Hồ Gươm”.

 - 2 bộ tranh rời theo nội dung câu chuyện

 - 2 tấm bảng đa năng.

 - Ti vi, đầu DVD, đĩa nhạc.

III. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động 1: Ổn định tổ chức

 - Cô cho trẻ hát bài: “ Yêu Hà Nội”.

 - Các con vừa hát bài gì?

 - Ai biết gì về Hà Nội kể cho cô và các bạn nghe nào?

 - Hà Nội có rất nhiều danh lam thắng cảnh rất đẹp, trong đó có một nơi mà ai đến thăm Hà Nội cũng đều ghé đến, đó là Hồ Gươm. Các cháu có biết tại sao hồ đó lại có tên là Hồ Gươm không? Muốn biết tại sao Hồ đó lại có tên gọi là Hồ Gươm, các con chú ý lắng nghe cô kể câu chuyện: “ Sự tích Hồ Gươm” nhé!

Hoạt động 2: Hướng dẫn hoạt động

1. Cô kể chuyện :

 - Cô kể cho trẻ nghe lần 1: Kể diễn cảm không tranh.

 - Cô kể cho trẻ nghe lần 2: Kể diễn cảm kết hợp xem hình ảnh nội dung câu chuyện.

2. Trích dẫn đàm thoại :

 - Cô vừa kể câu chuyện gì?

 - Trong câu chuyện có những nhân vật nào?

* Cô trích dẫn: “ Ngày xưa……………..đánh đuổi chúng”

 - Ai đã cùng nhân dân đánh giặc minh?

* Cô trích dẫn: “ Năm ấy….. yên vui”

 - Ai đã cho Lê lợi mượn gươm để đánh giặc minh?

 - Vì sao Long Quân cho Lê Lợi mượn gươm thần?

 - Có gươm thần Lê Lợi đã đánh giặc Minh như thế nào?

 - Sau khi đánh thắng giặc Minh Lê Lợi được lên làm gì?

* Cô trích dẫn: “Một năm sau………lặn xuống nước”

 - Ai đã đòi lại gươm thần?

 - Long quân sai ai đi lấy gươm thần về?

 - Rùa vàng đã nói gì khi đòi lại gươm thần?

 - Vì sao Hồ Tả Vọng được đổi tên thành Hồ Hoàn Kiếm? Hoàn Kiếm có nghĩa là như thế nào?

* Cô trích dẫn: “ Từ đó ………….gọi là hồ Hoàn Kiếm

* Giáo dục: Thông qua câu chuyện giáo dục trẻ biết về một số sự tích của các danh lam thắng cảnh, địa danh lịch sử của đất nước Việt Nam, đồng thời giáo dục trẻ lòng yêu nước, ghi nhớ công ơn các vị anh hùng dân tộc. Lòng tự hào về truyền thống đánh giặc, giữ nước của nhân dân ta.

3. Trò chơi:  “Dán tranh theo nội dung câu chuyện”.

 - Cô giới thiệu luật chơi, cách chơi.

 Cho trẻ chia thành 2 đội, cô chuẩn bị  2 bộ tranh theo nội dung câu chuyện. Khi trò chơi bắt đầu, bạn đầu tiên chạy lên lấy một bức tranh dán lên bảng sau đó chạy về chạm nhẹ tay bạn kế tiếp rồi về đứng cuối hàng, bạn kế tiếp chạy lên lấy tranh dán lên bảng, cứ như vậy cho đến khi trò chơi kết thúc. Đội nào dán nhanh và đúng theo trình tự nội dung câu chuyện đội đó chiến thắng.

 - Cho trẻ chơi 2-3 lần.

Hoạt động 3: Kết thúc hoạt động

 - Nhận xét, tuyên dương trẻ.

 - Cô cho trẻ hát bài: “ Quê hương tươi đẹp” và nghỉ/.