In trang

KHÁM PHÁ XÃ HỘI TRÒ CHUYỆN VỀ THỦ ĐÔ
Cập nhật lúc : 09:28 22/04/2016

I. Mục đích - yêu cầu:

1. Kiến thức:

- Trẻ biết Hà Nội là trung tâm văn hóa của nước ViệtNam

- Biết một số di tích lịch sử như hồ Hoàn Kiếm, chùa Một Cột.

- Biết những danh lam hắng cảnh như: Hồ Tây, hồ Trúc Bạch...

- Biết một số công trình kiến trúc của thủ đô: Nhà thờ lớn, Ô quan Trưởng, Bắc Bộ phủ.

2. Kỹ năng: 

-Diễn đạt đủ câu, rõ ràng mạch lạc.

- Chơi tốt các trò chơi luyện tập.

3. Thái độ:

-  Trẻ biết tự hào về cảnh đẹp của Thủ đô Hà Nội.

II. Chuẩn bị:

- Một số tranh ảnh về danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình kiến trúc lớn ở Hà Nội.

- Đàn, đĩa CD ghi nhạc đệm bài hát “ Em yêu Thủ Đô”, nhạc và lời: Bảo Trọng.

III. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động 1: Ổn định tổ chức.

- Cô và trẻ cùng hát bài: “ Em yêu Thủ Đô”, nhạc và lời: Bảo Trọng.

*Cô trò chuyện với trẻ:

- Bài hát nói lên điều gì? ( Bài hát nói lên tình cảm của các bạn nhỏ rất yêu mến thủ đô Hà Nội).

- Con được đến Hà Nội chưa?

- Con đến vào dịp nào?

-Ở Hà Nội có rất nhiều cảnh đẹp, muốn biết ở Hà Nội có những di tích lịch sử nào, danh lam thắng cảnh, những công trình kiến trúc gì cô cháu mình cùng đi tham quan. Khi đến nơi các con nhớ quan sát thật kỹ để lát nữa chúng mình cùng trò chuyện nhé !.

Hoạt động 2: Hướng dẫn hoạt động

1.Quan sát tranh:

- Cô chia lớp thành ba nhóm để quan sát ba góc cô đã trang trí:

- Nhóm 1: Quan sát các danh lam thắng cảnh Hồ Tây, Hồ Trúc Bạch.

- Nhóm 2: Quan sát các di tích lịch sử Văn Miếu Quốc Tử Giám, hồ Hoàn Kiếm, chùa Một Cột.

- Nhóm 3: Quan sát công trình kiến trúc: nhà thờ lớn, Ô Quan Trưởng, Bắc Bộ phủ.

2. Đàm thoại, nhận xét:

* Nhóm 1: Các di tích lịch sử:

- Nhóm con quan sát những gì? ( Nhóm con quan sát chùa Một Cột).

- Tại sao lại gọi là chùa Một Cột? ( Vì toàn bộ ngôi chùa được làm trên một cái cột, cột trụ to ở giữa ).

- Chùa Một Cột nằm ở đâu? ( Ở thủ đô Hà Nội ).

- Chùa Một Cột ở thủ đô Hà Nội là di tích lịch sử của ViệtNam.

- Ngoài ra ở thủ đô Hà Nội còn có những di tích lịch sử nào nữa? ( Văn Miếu Quốc Tử Giám, hồ Hoàn Kiếm, Thành Cổ Loa ).

- Giữa hồ Hoàn Kiếm có cái gì? ( Giữa hồ có tháp rùa ).

- Bên bờ hồ Hoàn Kiếm có gì? ( Xung quanh có hàng cây xanh ).

- Cô giới thiệu: Ở Hà Nội có hồ Hoàn Kiếm, giữa hồ có tháp rùa xây trên gò đất cỏ mọc xanh rờn, trên bờ có những hàng cây liễu cây phượng nghiêng bóng xuống mặt nước.

- Cô cho trẻ xem tranh ảnh về di tích Thành Cổ Loa.

- Cô giới thiệu: Thành Cổ Loa là di tích lịch sử nổi tiếng thuộc huyện Đông Anh- Hà Nội.

* Nhóm 2: Danh lam thắng cảnh:

- Nhóm con quan sát gì? ( danh lam thắng cảnh )

- Xung quanh Hồ Trúc Bạch có gì? (  ven Hồ Trúc Bạch có nhiều di tích lịch sử và công trình kiến trúc đặc sắc. Ba phía xung quanh hồ đều có phố xá che khuất.

- Ngoài ra còn có những danh lam thắng cảnh nào nữa? ( Hồ Tây ).

* Nhóm 3: Công trình kiến trúc

- Nhóm con quan sát gì? ( những công trình kiến trúc của Hà Nội )

- Cô đưa thứ tự các tranh ảnh về: Bắc Bộ phủ, Nhà Thờ Lớn, Ô Quan Trưởng, thành Cửa Bắc cho trẻ xem và hỏi trẻ: đây là công trình kiến trúc gì?

- Cô giới thiệu: Nhiều công trình kiến trúc lớn được xây dựng từ nửa thế kỷ 14 đến 20 với những sắc thái riêng đã góp phần làm nên dấu ấn của Hà Nội, các công trình được xây dựng trong thời kỳ này nằm rãi rác ở một diện tích khá rộng của Hà Nội như Phủ Toàn Quyền, cầu Long Biên, Nhà Hát Lớn, chợ Đồng Xuân đến nay vẫn còn nguyên vẹn.

3. Luyện tập- Củng cố:

- Trò chơi hãy kể tên.

- Trẻ đứng làm 2 đội: 1 đội nam 1 đội nữ kể theo yêu cầu của cô.

- Cô giới thiệu một số di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh và một số công trình ở Hà Nội.

- Các tổ phải kể thêm những di tích lịch sử khác, tổ nào kể nhiều tổ đó sẽ chiến thắng.

4. Trò chơi: Xếp hình

- Cô chia trẻ thành 3 đội chơi

- Cô hướng dẫn cách chơi: trên bảng cô xếp các hình ảnh về di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, công trình kiến trúc. Mỗi đội các con hãy xếp hình giống như trên bảng, tổ nào xếp giống và nhanh tổ đó sẽ chiến thắng.

- Cô thực hiên mẫu 1 lần để trẻ biết cách chơi.

- Đội 1: Gắn các hình ảnh về di tích.

- Đội 2: Gắn các hình ảnh về danh lam thắng cảnh.

- Đội 3: Gắn các công trình kiến trúc.

- Cô cho trẻ chơi 2 đến 3 lần.

3. Hoạt động 3: Kết thúc hoạt động.

- Kết thúc nhận xét - tuyên dương.

- Cả lớp hát bài “ Yêu Hà Nội”  .                                      
 
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I. Mục đích - yêu cầu:

1. Kiến thức:

- Trẻ biết Hà Nội là trung tâm văn hóa của nước ViệtNam

- Biết một số di tích lịch sử như hồ Hoàn Kiếm, chùa Một Cột.

- Biết những danh lam hắng cảnh như: Hồ Tây, hồ Trúc Bạch...

- Biết một số công trình kiến trúc của thủ đô: Nhà thờ lớn, Ô quan Trưởng, Bắc Bộ phủ.

2. Kỹ năng: 

-Diễn đạt đủ câu, rõ ràng mạch lạc.

- Chơi tốt các trò chơi luyện tập.

3. Thái độ:

-  Trẻ biết tự hào về cảnh đẹp của Thủ đô Hà Nội.

II. Chuẩn bị:

- Một số tranh ảnh về danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình kiến trúc lớn ở Hà Nội.

- Đàn, đĩa CD ghi nhạc đệm bài hát “ Em yêu Thủ Đô”, nhạc và lời: Bảo Trọng.

III. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động 1: Ổn định tổ chức.

- Cô và trẻ cùng hát bài: “ Em yêu Thủ Đô”, nhạc và lời: Bảo Trọng.

*Cô trò chuyện với trẻ:

- Bài hát nói lên điều gì? ( Bài hát nói lên tình cảm của các bạn nhỏ rất yêu mến thủ đô Hà Nội).

- Con được đến Hà Nội chưa?

- Con đến vào dịp nào?

-Ở Hà Nội có rất nhiều cảnh đẹp, muốn biết ở Hà Nội có những di tích lịch sử nào, danh lam thắng cảnh, những công trình kiến trúc gì cô cháu mình cùng đi tham quan. Khi đến nơi các con nhớ quan sát thật kỹ để lát nữa chúng mình cùng trò chuyện nhé !.

Hoạt động 2: Hướng dẫn hoạt động

1.Quan sát tranh:

- Cô chia lớp thành ba nhóm để quan sát ba góc cô đã trang trí:

- Nhóm 1: Quan sát các danh lam thắng cảnh Hồ Tây, Hồ Trúc Bạch.

- Nhóm 2: Quan sát các di tích lịch sử Văn Miếu Quốc Tử Giám, hồ Hoàn Kiếm, chùa Một Cột.

- Nhóm 3: Quan sát công trình kiến trúc: nhà thờ lớn, Ô Quan Trưởng, Bắc Bộ phủ.

2. Đàm thoại, nhận xét:

* Nhóm 1: Các di tích lịch sử:

- Nhóm con quan sát những gì? ( Nhóm con quan sát chùa Một Cột).

- Tại sao lại gọi là chùa Một Cột? ( Vì toàn bộ ngôi chùa được làm trên một cái cột, cột trụ to ở giữa ).

- Chùa Một Cột nằm ở đâu? ( Ở thủ đô Hà Nội ).

- Chùa Một Cột ở thủ đô Hà Nội là di tích lịch sử của ViệtNam.

- Ngoài ra ở thủ đô Hà Nội còn có những di tích lịch sử nào nữa? ( Văn Miếu Quốc Tử Giám, hồ Hoàn Kiếm, Thành Cổ Loa ).

- Giữa hồ Hoàn Kiếm có cái gì? ( Giữa hồ có tháp rùa ).

- Bên bờ hồ Hoàn Kiếm có gì? ( Xung quanh có hàng cây xanh ).

- Cô giới thiệu: Ở Hà Nội có hồ Hoàn Kiếm, giữa hồ có tháp rùa xây trên gò đất cỏ mọc xanh rờn, trên bờ có những hàng cây liễu cây phượng nghiêng bóng xuống mặt nước.

- Cô cho trẻ xem tranh ảnh về di tích Thành Cổ Loa.

- Cô giới thiệu: Thành Cổ Loa là di tích lịch sử nổi tiếng thuộc huyện Đông Anh- Hà Nội.

* Nhóm 2: Danh lam thắng cảnh:

- Nhóm con quan sát gì? ( danh lam thắng cảnh )

- Xung quanh Hồ Trúc Bạch có gì? (  ven Hồ Trúc Bạch có nhiều di tích lịch sử và công trình kiến trúc đặc sắc. Ba phía xung quanh hồ đều có phố xá che khuất.

- Ngoài ra còn có những danh lam thắng cảnh nào nữa? ( Hồ Tây ).

* Nhóm 3: Công trình kiến trúc

- Nhóm con quan sát gì? ( những công trình kiến trúc của Hà Nội )

- Cô đưa thứ tự các tranh ảnh về: Bắc Bộ phủ, Nhà Thờ Lớn, Ô Quan Trưởng, thành Cửa Bắc cho trẻ xem và hỏi trẻ: đây là công trình kiến trúc gì?

- Cô giới thiệu: Nhiều công trình kiến trúc lớn được xây dựng từ nửa thế kỷ 14 đến 20 với những sắc thái riêng đã góp phần làm nên dấu ấn của Hà Nội, các công trình được xây dựng trong thời kỳ này nằm rãi rác ở một diện tích khá rộng của Hà Nội như Phủ Toàn Quyền, cầu Long Biên, Nhà Hát Lớn, chợ Đồng Xuân đến nay vẫn còn nguyên vẹn.

3. Luyện tập- Củng cố:

- Trò chơi hãy kể tên.

- Trẻ đứng làm 2 đội: 1 đội nam 1 đội nữ kể theo yêu cầu của cô.

- Cô giới thiệu một số di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh và một số công trình ở Hà Nội.

- Các tổ phải kể thêm những di tích lịch sử khác, tổ nào kể nhiều tổ đó sẽ chiến thắng.

4. Trò chơi: Xếp hình

- Cô chia trẻ thành 3 đội chơi

- Cô hướng dẫn cách chơi: trên bảng cô xếp các hình ảnh về di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, công trình kiến trúc. Mỗi đội các con hãy xếp hình giống như trên bảng, tổ nào xếp giống và nhanh tổ đó sẽ chiến thắng.

- Cô thực hiên mẫu 1 lần để trẻ biết cách chơi.

- Đội 1: Gắn các hình ảnh về di tích.

- Đội 2: Gắn các hình ảnh về danh lam thắng cảnh.

- Đội 3: Gắn các công trình kiến trúc.

- Cô cho trẻ chơi 2 đến 3 lần.

3. Hoạt động 3: Kết thúc hoạt động.

- Kết thúc nhận xét - tuyên dương.

- Cả lớp hát bài “ Yêu Hà Nội”  .